Thứ tư 25/12/2024 12:54

Ngân hàng nào có lãi suất tiền gửi cao nhất hiện nay?

Cuối tháng 11, các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất tiền gửi. Mức lãi trên 10%/năm trở nên phổ biến. Người dân gửi tiền ở ngân hàng nào nhận lãi cao nhất?

Theo khảo sát của phóng viên, hiện Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) hiện không còn là quán quân lãi suất huy động cao nhất thị trường mà đã tụt hạng xuống vị trí thứ 3.

Đứng đầu lãi suất cao nhất thị trường hiện nay là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương (SaigonBank) với mức lãi suất huy động lên tới 10,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng áp dụng cho tiền gửi trực tuyến.

Tại SaigonBank, khi gửi tiền các kỳ hạn 12, 18, 24, 36 tháng, khách hàng sẽ nhận được mức lãi 10%/năm. Một số kỳ hạn khác cũng được ngân hàng này niêm yết ở ngưỡng cao.

Ngân hàng nào có lãi suất tiền gửi cao nhất hiện nay?

Xếp thứ 2 thị trường là OceanBank với mức lãi suất huy động lên tới 10%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Đối với tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 9%/năm.

Xếp thứ 3, Ngân hàng SCB điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi từ hôm nay (28/11) ở kỳ hạn 6 - 11 tháng, tiền gửi tiết kiệm online, lĩnh lãi cuối kỳ, nhà băng này áp dụng mức lãi suất mới là 9,9%/năm. Với các kỳ hạn dài hơn, từ 12 - 36 tháng, khách hàng tại SCB được hưởng mức lãi suất 9,95%/năm.

Với nhóm quốc doanh (Big4), lãi suất cao nhất hiện nay thuộc về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) là 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản tiền gửi trực tuyến tại kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng. Trong khi, lãi suất cao nhất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là 7,4%/năm, tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là 7,9%/năm.

Với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất của nhóm Big 4 khá giống nhau, đều cao nhất là 7,4%/năm. Như vậy, chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng tư nhân lớn và nhóm quốc doanh hiện vào khoảng 1 - 2%, tùy từng kỳ hạn và hình thức gửi.

Cơn sốt tăng lãi suất tại các ngân hàng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Mức lãi suất từ 9% trở lên đã trở thành mức nền lãi suất mới của thị trường.

3 thông tin quan trọng tác động tới thị trường tài chính tiền tệ tuần qua là việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) phát đi tín hiệu sẽ sớm giảm tốc độ tăng lãi suất điều hành. Chỉ số Dollar Index liên tục giảm thời gian gần đây và đã về vùng 105-106 điểm giúp giảm bớt áp lực tỷ giá trong nước. Thêm vào đó, Vietcombank thông báo giảm tới 1% lãi suất cho vay đối với khách hàng.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Tăng lãi suất

Tin cùng chuyên mục

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024