Thứ sáu 02/05/2025 22:20

Nga gặp khó trước sức mạnh khủng khiếp của đạn pháo Bonus 155mm Ukraine

Đạn chùm (cassette) Bonus 155m của châu Âu với sức công phá mạnh mẽ, bằng cách nào đó đã vượt qua các rào cản pháp lý để đến với chiến trường Ukraine.

Mới đây, mạng xã hội Nga lan truyền những bức ảnh cho thấy, các lực lượng vũ trang Ukraine đang sử dụng đạn pháo chùm Bonus chống tăng thiết giáp điều khiển tự động 155mm mang 2 đầu đạn con EFP tấn công cấp cao, trang bị 3 cảm biến hồng ngoại đa tần số và LiDAR (chụp ảnh laser, phát hiện và xác định khoảng cách) để tìm mục tiêu. Đạn pháo Bonus được tìm thấy trên vùng chiến sự Donetsk.

Đạn pháo chùm Bonus 155 mm được tìm thấy ở Donetsk

Được biết, đạn chùm (cassette) Bonus do Công ty Bofors của Thụy Điển và Nexter của Pháp cùng phát triển, nhằm thực hiện các cuộc tấn công phá hủy tăng thiết giáp và các phương tiện cơ giới của đối phương. Quá trình phát triển bắt đầu vào năm 1985 và được sản xuất hàng loạt vào đầu những năm 1990.

Tuy nhiên, sau này, do sức sát thương khủng khiếp, loại đạn này đã bị cấm sử dụng theo Công ước về bom, đạn chùm. Việc đạn pháo Bonus xuất hiện ở Ukraine đã làm dấy lên nghi vấn về việc các nước NATO bất chấp vi phạm công ước về bom, đạn chùm để chuyển giao loại đạn này cho lực lượng vũ trang Ukraine.

Công ước về bom, đạn chùm có hiệu lực vào năm 2010 đã cấm sử dụng loại vũ khí này vì những mối nguy mà chúng gây ra cho dân thường. Các thống kê cho hay, ít nhất 20% số bom đạn chùm không lập tức phát nổ sau khi va chạm. Nhưng chúng có thể phát nổ sau đó nếu có ai đó nhặt lên. Hơn 100 quốc gia đã ký công ước, nhưng Mỹ, Nga và Ukraine thì không.

Các loại đạn pháo chùm 155mm hiện nay

Khác đạn súng, đạn pháo chứa thuốc nổ hoặc những vật nhồi khác, đạn pháo được bắn thẳng vào những mục tiêu không bị che khuất, đạn pháo có thể được chia thành khoảng chục loại. Loại phổ biến nhất là loại nổ mạnh (tiếng Anh là high explosive, viết tắt là HE), thường gồm vỏ thép, chất nổ và ngòi đạn. Ngòi đạn làm nổ đạn, tạo ra các mảnh văng. Tùy loại ngòi mà đạn nổ trên mặt đất, trên không, hoặc sau khi xuyên xuống đất.

Để tiêu diệt các mục tiêu hạng nặng được bảo vệ kỹ bằng giáp kim loại như xe tăng, tàu chiến, người ta dùng đạn xuyên giáp (AP). Đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT) tận dụng hiệu ứng Munroe (hiệu ứng xuyên lõm) để xuyên thủng xe bọc thép có ít lớp vỏ bảo vệ.

Đạn pháo Bonus 155mm có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 35km và tạo ra sức sát thương khủng khiếp. Quả đạn này là “đạn mẹ” nặng 47kg chứa hai 2 đạn con EFP tự điều khiển, với cảm biến phát hiện mục tiêu và kích nổ đầu đạn, áp dụng chế độ “bắn và quên.”

Khi đạn pháo Bonus bay đến khu vực mục tiêu, đạn thứ cấp chống tăng thiết giáp sẽ được giải phóng khỏi đạn mẹ và mở ra hai cánh cản nhỏ. Khi lao xuống, đạn thứ cấp quay và quét khu vực bên dưới bằng các cảm biến hồng ngoại đa tần số và LiDAR so sánh các phương tiện được phát hiện với cơ sở dữ liệu mục tiêu được lập trình.

Mỹ và châu Âu đã cung cấp cho Ukraine hàng trăm lựu pháo 155mm

Với công nghệ dẫn đường tiên tiến như trên, sau khi tạo ra hiệu ứng nổ, hầu như các mục tiêu của loại đạn này đều không còn “nguyên vẹn”. Nhiều thông tin cho rằng, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã cung cấp cho Ukraine hàng trăm lựu pháo 155mm tiêu chuẩn NATO sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Quân đội Ukraine có thể sử dụng đạn Bonus và SMArt (đạn chùm SMArt 155mm do Đức sản xuất, có tính năng chiến thuật tương tự trên tất cả các lựu pháo 155mm của Mỹ và NATO.

Hiện nay, các phương tiện cơ giới của Nga chiến đấu tại Ukraine đa số đều chưa trang bị được khả năng đối phó với đạn Bonus, đây cũng là một nguyên nhân mà Nga buộc phải sử dụng UAV nhiều hơn trong các cuộc tấn công thời gian gần đây, nhằm giảm thiểu thương vong về con người và trang bị trước loại đạn này.

Một thông tin đáng chú ý là, Mỹ đang phát triển loại đạn pháo mới có tầm bắn xa hơn 76% so với đạn truyền thống và có thể bám đuổi mục tiêu đang di chuyển, mang tên Ramjet 155. Loại đạn này không có chất ôxy hóa nên chỗ bình thường để chứa chất ôxy hóa được dành để nạp thêm nhiên liệu nên đạn pháo mới bay xa hơn, tầm bắn lên đến khoảng 71km.

Một số nhà phân tích vũ khí cho rằng, chiến trường Nga - Ukraine sẽ là “bãi thử nghiệm” lý tưởng của Mỹ để đánh giá khả năng thực chiến của loại đạn này sau khi đưa vào sử dụng. Nếu Ramjet 155 được chuyển giao cho Ukraine để đối phó với Nga, có thể sẽ trở thành “công cụ thay đổi cuộc chơi”, tuy nhiên, loại đạn này đặt ra nhiều vấn đề về tính pháp lý, do đó, vẫn chưa thể đánh giá chính xác được việc liệu Mỹ có chuyển giao loại đạn này cho Ukraine để thử nghiệm hay không.

Bình Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/5: Nga truy quét lính Ukraine ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 29/4: Quân đội Nga kiểm soát sông Dnieper

Nga giới thiệu xe tăng 'cua mắt đỏ' T-90MS tại Peru

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tin thuế quan 28/4: Indonesia tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại với Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/4: Ukraine sụp đổ hoàn toàn ở Kursk

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Tin thuế quan 27/4: Thị trường toàn cầu lạc quan trước tín hiệu tích cực về thuế quan

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/4: Quân đội Nga siết vây Dnepropetrovsk

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Tin thuế quan 26/4: Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/4: Nga quây chặt Toretsk, Ukraine lâm nguy

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin thuế quan 25/4: Mỹ - Ấn Độ chuẩn bị đàm phán thương mại, thị trường đón tín hiệu tích cực

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot