Thứ hai 23/12/2024 16:31

Nâng tầm thương hiệu sản phẩm cá chình bông Phú Yên từ chỉ dẫn địa lý

Sớm xây dựng chỉ dẫn địa lý sẽ giúp sản phẩm cá chình bông của tỉnh Phú Yên được quản lý chất lượng tốt hơn, từ đó nâng cao giá trị, phát huy danh tiếng.

Dẫn đầu cả nước về nguồn giống cá chình bông

Phú Yên có đường bờ biển dài gần 200km, có nhiều dải núi nhô ra biển hình thành các vùng eo, vịnh, đầm phá. Trong đó, có vùng nước lợ ven biển khoảng 21.000 ha là các bãi đẻ, sinh trưởng của các loài thủy sản.

Với lợi thế đó, tỉnh Phú Yên đã phát triển nuôi thủy sản ven biển nước mặn và lợ, dẫn đầu cả nước về nguồn giống cá chình bông, chủ yếu được người dân thu vớt từ tự nhiên ở sông Bàn Thạch (Đông Hòa) hay đập Tam Giang (Tuy An), chiếm tỷ lệ 80-90% lượng cung toàn quốc.

Cá chình bông Phú Yên. Ảnh: N.T

Cá chình bông được xem là một thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất béo. Giá thu mua trên thị trường trong nước hiện nay là 500.000 - 700.000 đồng/kg, tùy theo kích cỡ. Nghề nuôi cá chình bắt đầu ở Phú Yên khoảng những năm 2000, được chú trọng và tăng nhanh về diện tích, chủ động đáp ứng nhu cầu về con giống.

Mô hình nuôi cá chình bông đang tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, là một trong những hướng đi giúp người dân làm giàu bền vững. Hiện mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm được nhân rộng ở huyện Tuy An, Tây Hòa, Đông Hòa... với những mô hình nuôi trong ao, nuôi dưới bùn và nuôi lồng bè.

Theo những người nuôi, với giá bán thị trường hiện nay, sau một vụ nuôi cá (kéo dài 18 - 24 tháng) có thể thu lãi được 70.000 - 80.000 đồng/con, hiệu quả gấp 5-6 lần các vật nuôi khác.

Tuy nhiên, việc sinh sản nhân tạo cá chình còn rất khó khăn do loài cá này là loài di cư, sinh sống ở vùng nước lợ nhưng đẻ trứng ở vùng nước mặn. Do đó, chi phí đầu vào cao, sức cạnh tranh kém, chưa bền vững. Hơn nữa, đa số người dân vẫn nuôi theo mô hình nhỏ lẻ, không "mạnh tay" đầu tư mở rộng mô hình.

Nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường

Từ những lợi thế của nghề nuôi cá chình bông vùng đất Phú Yên, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với một số cơ quan liên quan đang triển khai nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cá chình bông của tỉnh Phú Yên”, nhằm bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý cho cá chình bông giống tự nhiên và cá chình bông thương phẩm tươi sống nuôi tại các ao, hồ, đầm, lồng bè.

Việc xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cá chình bông Phú Yên sẽ góp phần nâng cao vị thế sản phẩm trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho các hộ nuôi cá chình bông và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng và các cơ sở kinh doanh cá chình bông Phú Yên ở các địa phương khác nói chung.

Mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm đã được nhân rộng ra nhiều hộ gia đình. Ảnh: N.T

Các sản phẩm cá chình bông Phú Yên sau khi được bảo hộ, người tiêu dùng sẽ dễ nhận biết và lựa chọn sản phẩm, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ trong tương lai, có sức cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, củng cố lòng tin của người tiêu dùng, từ đó gia tăng giá trị, thúc đẩy sản phẩm tham gia tốt hơn vào thị trường. Bên cạnh đó, nhiệm vụ thành công sẽ góp phần tuyên truyền về sở hữu trí tuệ tới người dân tại các vùng nuôi cá chình bông.

Bài viết cùng chủ đề: Phú Yên

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo