Thứ hai 25/11/2024 19:30

Năng lượng tái tạo là một trong 4 chuyên đề giám sát trình Quốc hội

Sáng ngày 19/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.

Chưa giám sát vấn đề về đất đai

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trên cơ sở đề xuất của 69/77 cơ quan, ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình hình thực tế, Tổng Thư ký Quốc hội đã dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2023 để gửi xin ý kiến Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại phiên làm việc sáng 19/4

Giải trình về việc các chuyên đề được nhiều cơ quan đề xuất nhưng chưa được lựa chọn, ông Bùi Văn Cường cho biết, về các đề xuất liên quan việc triển khai chính sách tài khóa, tiền tệ (11 ý kiến): Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất (tháng 1/2022).

Theo đó, việc triển khai thực hiện Nghị quyết này sẽ được Chính phủ báo cáo và các cơ quan của Quốc hội tiến hành thẩm tra, Kiểm toán Nhà nước tổ chức kiểm toán để báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp cuối năm 2022 và 2023, báo cáo tổng kết tại kỳ họp giữa năm 2024.

“Nếu tổ chức giám sát chuyên đề này có nhiều nội dung, hoạt động trùng lắp với cách thức tiến hành thẩm tra, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết; bên cạnh đó, trong quá trình tổng kết Nghị quyết về nội dung này sẽ có sự tham gia phối hợp của Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội để thẩm tra việc thực hiện hàng năm” - ông Bùi Văn Cường nhấn mạnh.

Về các đề xuất liên quan đến môi trường, khai thác khoáng sản, xử lý chất thải tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất… (10 ý kiến) và liên quan đến đất đai (9 ý kiến), ông Bùi Văn Cường cho hay, tại phiên họp tháng 9 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cả 2 nhóm vấn đề nêu trên và đã ban hành Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại phiên họp này, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo việc thực hiện Nghị quyết tại phiên họp tháng 9 hằng năm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Còn đối với vấn đề về đất đai, hiện nay, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến được điều chỉnh trình Quốc hội cho ý kiến từ Kỳ họp thứ 3 sang Kỳ họp thứ 4 và xem xét, thông qua theo quy trình tại 3 kỳ họp (cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 và thứ 5, thông qua tại Kỳ họp thứ 6). Trong quá trình thẩm tra và hoàn thiện dự án Luật, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội sẽ tham gia để phối hợp lựa chọn các vấn đề chuyên sâu, trọng tâm, trọng điểm để giám sát, khảo sát.

Đối với vấn đề về môi trường, năm 2019, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tiến hành giám sát chuyên đề về “Việc ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp, khu chế xuất và cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao” và năm 2021, đã tiến hành giám sát lại việc thực hiện các kiến nghị liên quan đến chuyên đề này. Hơn nữa, Luật Bảo vệ môi trường mới được ban hành năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, do đó cần có thời gian để các cơ quan triển khai thực hiện.

Đối với các đề xuất còn lại, căn cứ tình hình thực tiễn, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ tham mưu theo hướng đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội xem xét, tiến hành giám sát hoặc tổ chức các phiên giải trình cho phù hợp.

Chốt 4 chuyên đề giám sát

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trên cơ sở tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, Tổng Thư ký Quốc hội đã dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.

Trong đó, đối với giám sát chuyên đề, trên cơ sở kết quả lựa chọn của Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban và các Ban, Tổng Thư ký Quốc hội đã tổng hợp và xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách lĩnh vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp

Theo đó, năm 2023, Quốc hội giám sát 02 chuyên đề và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 02 chuyên đề, được lựa chọn trong số 5 chuyên đề cụ thể như sau: Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).

Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nguồn năng lượng tái tạo;

Chuyên đề 5: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2015-2020.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, giám sát chỉ ra tổ chức thực hiện vướng mắc điều chỉnh để chính sách sát cuộc sống để đảm bảo cho đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 3 chương trình mục tiêu quốc gia là vấn đề an sinh, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được phê duyệt từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Đến nay chương trình vẫn ở tổ chức triển khai chứ chưa thực hiện. Đây là chương trình tích hợp của nhiều chính sách liên quan đến công tác dân tộc đã và đang triển khai.

“Hiện vấn đề cụ thể hóa chương trình chậm, chờ phân bổ định mức, chứ chưa phân bổ đầu tư, các địa phương rất mong chờ tha thiết nội dung này, và địa phương phải ứng ra để thực hiện” - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nói.

Cùng chung quan điểm, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cuối năm 2022, 3 Ủy ban của Quốc hội sẽ phải báo cáo Quốc hội về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Do đó có thể đưa chuyên đề 2.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, qua bỏ phiếu, căn cứ kết quả từ cao xuống thấp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chọn 4 chuyên đề để giám sát trong năm 2023 gồm: Chuyên đề 1, 2, 3, 4.

"Theo đó 4 chuyên đề trên sẽ được trình xin ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 tới để lựa chọn 2 chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội, 2 chuyên đề để Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát" - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria

Bộ Công Thương tiên phong cắt giảm, đơn giản thủ tục kinh doanh

Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế