Thứ tư 27/11/2024 05:26

Nam thanh niên tử vong do mắc thủy đậu: Cần cẩn trọng với biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này

Gần đây, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hàng chục bệnh nhân mắc thủy đậu vào điều trị, trong đó có thanh niên 32 tuổi nhưng đã tử vong do biến chứng viêm phổi...

Theo các chuyên gia y tế, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra và có thể bùng phát thành dịch. Đây là bệnh truyền nhiễm tổn thương ngoài da, lành tính.

Các trường hợp khỏe mạnh mắc thủy đậu sau khoảng một tuần sẽ tự hết bệnh, không để lại di chứng, tuy nhiên thời gian gần đây, ca mắc thủy đậu ở người lớn đã ghi nhận trường hợp tử vong đáng tiếc.

Cần cẩn trọng với biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu. Ảnh minh họa

Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp hoặc không khí, người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Đặc biệt phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Các chuyên gia cho hay, dù là bệnh lành tính tự khỏi nhưng thuỷ đậu có thể mắc nặng ở nhóm người có nguy cơ cao như người suy giảm miễn dịch; người mắc ung thư đang điều trị hoá chất; người có bệnh lý nền đái tháo đường, tim mạch. Bệnh thủy đậu có thể diễn biến rất nhanh và gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Giai đoạn khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi các nốt phỏng nước ở vùng đầu, mặt, chi và thân. Các mụn nước này xuất hiện rất nhanh, trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân, đặc biệt khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Ở trẻ nhỏ, ngoài triệu chứng nổi mụn nước còn kèm theo sốt cao, bỏ ăn, quấy khóc hoặc nôn ói.

Để phòng chống bệnh, giảm tối đa nguy cơ bệnh chuyển nặng, tử vong, các chuyên gia khuyến cáo: Tiêm vắc xin phòng chống bệnh thủy đậu là biện pháp hữu hiệu, có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu.

Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần; trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần; trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Đối với các trường hợp đã mắc bệnh thủy đậu, tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà. Nhất là không tự điều trị bằng thuốc nam, thuốc bắc, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh truyền nhiễm

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận: Thu hồi 11 giấy phép xe tập lái cải tạo trái phép

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Trường Quản trị và Kinh doanh ra mắt tạp chí Quản trị, An ninh và Công nghệ​

Nhiều điểm cần chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Thanh Hóa tuyên truyền, vận động người dân giao nộp hàng nghìn loại vũ khí, vật liệu nổ

Trao tặng mũ bảo hiểm và hướng dẫn an toàn giao thông cho học sinh lớp 1 khu vực phía Nam

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2024: Bắc Bộ trời chuyển rét, Trung Bộ mưa lớn

Đã tìm ra quán quân đại sứ truyền thông Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh - HUIT'S Iconic 2024

Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bằng tài khoản VneID

Hà Nội và Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP

Quảng Bình: Xe tải chở 30 con bò lao xuống vực, tài xế tử vong

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu qua hội thi tàu tốt, huấn luyện tàu hải đội dân quân thường trực

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công