Thứ ba 26/11/2024 21:59

Năm 2022: Cung cấp đủ điện an toàn, tin cậy

Để chuẩn bị cho cung ứng điện năm 2022, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều cuộc họp với EVN, PVN, TKV để rà soát, xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống điện năm 2022

Để chuẩn bị cho cung ứng điện năm 2022, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều cuộc họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam để rà soát, xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống điện năm 2022 và nghiên cứu các giải pháp cụ thể, đồng bộ.

Với sự chủ động, linh hoạt, chỉ đạo quyết liệt của Bộ Công Thương, ngành điện đã quản lý vận hành hệ thống an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân.

Thực tế, ngay trong năm 2021, Bộ Công Thương đã chủ động xây dựng, triển khai nhiều phương án, giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện cho đất nước với tinh thần “trong mọi tình huống không để xảy ra thiếuđiện”. Cụ thể, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) rà soát các dự án điện đang xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2021-2025, đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ đã đề ra, chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng, vận hành các công trình nguồn và lưới điện; đẩy nhanh triển khai thực hiện các hợp đồng và công trình đường dây nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào; nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống điện an toàn, tin cậy trong bối cảnh tích hợp nguồn năng lượng tái tạo. Cuối năm 2021, căn cứ các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các tính toán, dự báo tình hình thủy văn, khả năng cung cấp nguồn nhiên liệu, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành Quyết định số 3063/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2022 với cơ cấu sản xuất điện theo các loại nguồn điện, dự kiến điện năng sản xuất của các nhà máy điện và điện nhập khẩu các tháng năm 2022. Trong đó, đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị liên quan.

Trong quá trình triển khai, Bộ Công Thương đã nhanh chóng vào cuộc, đồng hành cùng ngành điện tháo gỡ khó khăn. Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo kịp thời bằng văn bản, hoặc thông qua các cuộc họp khẩn khi có những yếu tố căng thẳng về nguồn than. Vừa chỉ đạo, đưa ra giải pháp xử lý các vướng mắc liên quan đến hợp đồng mua bán vừa xúc tiến hợp tác với các đối tác nước ngoài để đa dạng nguồn cung than cho sản xuất điện. Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia có giải pháp điều độ phù hợp với tình hình thực tế.

Bộ Công Thương cũng chủ động làm việc với các bộ, ngành, chính quyền địa phương để tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng nguồn và lưới điện. Trong đó, có nhiều dự án quan trọng như: Thủy điện Hoà Bình mở rộng, Thủy điện Ialy mở rộng; các dự án truyền tải 500kV giải tỏa công suất nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1; Dự án đường dây 500kV mạch 3; đường dây nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam…; kiến nghị nhiều giải pháp cũng như đôn đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào hoạt động Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Bên cạnh đó, trong năm 2022, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về ngành điện, đặc biệt là dự thảo Quy hoạch điện VIII, cơ chế giá điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp; cơ chế giá điện bình quân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả thị trường điện cạnh tranh theo đúng lộ trình được phê duyệt theo hướng công khai, minh bạch, tăng cường tính chủ động của các đơn vị tham gia thị trường, đồng thời từng bước xóa bỏ độc quyền trong ngành điện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11 tháng 2 năm 2020 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Song song với các giải pháp trên, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh các giải pháp cùng công tác tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm như: Giờ trái đất 2022; tổ chức giải báo chí về tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; tổ chức các hội thảo về chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo…

Việc cung ứng điện năm 2022 của toàn hệ thống điện quốc gia đã được đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân cả nước, đặc biệt là trong các dịp nghỉ lễ, tết dài ngày và trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa - thể thao lớn của đất nước.

.
Bài viết cùng chủ đề: An toàn điện

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện