Thứ bảy 28/12/2024 03:21

Mũi nhọn phát triển công nghiệp Bắc Ninh

Để tiếp tục là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Bắc Ninh đang tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), bởi đây được xem là một trong những mũi nhọn để phát triển công nghiệp của địa phương.

Vai trò quan trọng

Bắc Ninh đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Đến nay, ngành công nghiệp không chỉ phát triển ở bề rộng mà còn ở bề sâu. Đặc biệt, đã phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp mới, sản phẩm mới, như công nghiệp điện tử viễn thông, sản xuất và lắp ráp ô tô, chế tạo chính xác… Đây là cơ sở để Bắc Ninh tập trung đầu tư phát triển CNHT.

Tuy nhiên, ông Tạ Đăng Đoan - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh cho biết, công nghiệp của Bắc Ninh vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp; nguyên vật liệu, linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài nên tỷ lệ nội địa hóa và tỷ lệ giá trị gia tăng thấp; tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn cao hơn nhiều so với giá trị tăng thêm; sản phẩm hàng hóa tạo ra chưa được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nên sức cạnh tranh kém.

Trước tình hình đó, tỉnh Bắc Ninh đã nhận thức và xác định muốn duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp theo hướng bền vững thì phải phát triển CNHT. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung thu hút các nhà sản xuất các sản phẩm CNHT cung cấp linh kiện cho các công ty Sam sung, Nokia, Canon và các nhà máy lắp ráp ôtô, may mặc. Ông Tạ Đăng Đoan cho rằng, CNHT tạo cơ sở cho việc tái cơ cấu nền công nghiệp theo hướng bền vững. Sau khi công nghiệp lắp ráp đã đạt đến ngưỡng, chúng ta cần thúc đẩy CNHT phát triển nếu không muốn giá trị gia tăng (VA) công nghiệp tiếp tục sụt giảm. Bởi, xét theo các khâu của chuỗi sáng tạo giá trị thì công nghiệp lắp ráp có tỷ trọng VA công nghiệp tăng thấp nhất, trong khi phần lớn VA lại thuộc vào 3 khâu chính là nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghiệp hỗ trợ, thương mại. CNHT cũng là công cụ quan trọng quyết định mặt chất của nỗ lực giảm nhập siêu. Bên cạnh đó, đây là khu vực chuyển giao, tiếp nhận nhanh công nghệ mới, đồng thời là khu vực mà lao động thực sự được khuyến khích sáng tạo. Khu vực CNHT lại là nơi thúc đẩy người lao động phải thành thạo nghề nghiệp, phải sáng tạo không ngừng để cạnh tranh, chen chân được vào chuỗi cung ứng cho các nhà lắp ráp. CNHT còn được gọi là khu vực lao động sáng tạo.

Hướng đến mục tiêu lớn

Theo thống kê, hiện Bắc Ninh có khoảng 418 doanh nghiệp CNHT hoạt động, chiếm 10,1% số doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Số lượng này đã tăng gấp 3 lần năm 2012. Các doanh nghiệp CNHT đã tạo việc làm cho 80.000 lao động, trong đó doanh nghiệp FDI thu hút trên 70.000 lao động.

Bắc Ninh đã xây dựng thí điểm cụm CNHT trong khu công nghiệp Quế Võ. Tại đó xây dựng nhà xưởng và cung cấp dịch vụ kỹ thuật để bán hoặc cho thuê đáp ứng các quy mô khác nhau của các loại hình doanh nghiệp sản xuất. Mô hình này đã phát huy tốt, tiếp nhận trên 40 doanh nghiệp CNHT cho lắp ráp điện tử và ô tô, chi tiết linh kiện cơ khí chính xác.

CNHT tỉnh Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2020, sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển, tham gia vào việc sản xuất và cung cấp phần lớn các linh kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

Đến năm 2030, ngành CNHT sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới. Mục tiêu cụ thể đó là tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất CNHT giai đoạn 2016 - 2020 là 17,9%; giai đoạn 2021 - 2030 là 10%. Giá trị sản xuất của ngành CNHT đến năm 2020 dự kiến là 231.038 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,5% toàn ngành công nghiệp; đến năm 2030 dự kiến là 601.070 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,6% toàn ngành công nghiệp.

Để đạt được những mục tiêu và định hướng phát triển CNHT, tỉnh Bắc Ninh tập trung vào các giải pháp mang tính đột phá, từ nay đến trước năm 2020 hình thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả Trung tâm nghiên cứu và phát triển CNHT làm hạt nhân thúc đẩy CNHT của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Trung tâm này sẽ là đầu mối gắn kết việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ với đào tạo nhân lực cho CNHT, gắn chương trình đào tạo với nhu cầu thực tiễn đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp CNHT, trước mắt là hai ngành điện tử - tin học và cơ khí chế tạo.

Bên cạnh đó, nghiên cứu điều chỉnh thành lập các cụm CNHT, trong đó tỉnh dành kinh phí ứng trước hỗ trợ giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để thu hút các doanh nghiệp sản xuất CNHT. Đồng thời, đề xuất Chính phủ tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh các chính sách phát triển CNHT theo hướng thuận lợi, hấp dẫn, cụ thể hơn, đảm bảo được tính ổn định lâu dài. Về phía tỉnh cũng ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ cho các dự án thuộc ngành CNHT đầu tư trên địa bàn.

Ông Tạ Đăng Đoan - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh: Nếu không có một khu vực CNHT có tính liên kết cao thì các tập đoàn kinh tế lớn buộc phải tự phát triển hệ thống CNHT riêng cho mình và như vậy sẽ kéo theo một cuộc chạy đua đầu tư “khép kín” trong từng doanh nghiệp.
Thanh Tâm - Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội kết nối, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Giải bài toán nhân lực, nguyên vật liệu, giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng sức cạnh tranh

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng sức cạnh tranh

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu