Thứ bảy 10/05/2025 16:23

Mức xử phạt hành vi vi phạm trách nhiệm tái chế sản phẩm như thế nào?

Bạn đọc hỏi doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì không? Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đối với 6 nhóm sản phẩm.

Nhà sản xuất, nhập khẩu buộc phải tái chế bao bì

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ - CP quy định, nhà sản xuất, nhập có trách nhiệm khẩu trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đối với các nhóm sản phẩm như: pin, ắc quy; dầu nhớt; săm, lốp; điện, điện tử; phương tiện giao thông và nhóm bao bì mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi…

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị phạt với số tiền lên đến một tỷ đồng

Với quy định, trách nhiệm này sẽ thực hiện từ năm 2024 trở đi và nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một trong hai hình thức: Tự mình tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.

Nếu nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn tự mình tổ chức tái chế thì có thể tự thực hiện tái chế hoặc thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế hoặc ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế hoặc kết hợp các cánh thức nêu trên.

Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu không tự mình tổ chức tái chế mà lựa chọn đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế thì nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ đóng tiền theo định mức tái chế (Fs). Hiện Bộ Tài nguyên & Môi trường đang xây dựng và hoàn thiện quy định về định mức Fs để trình Thủ tướng Chínhphủ ban hành.

Chậm thực hiện hoặc gian lận trách nhiệm tái chế đều sẽ bị phạt nặng

Để đảm bảo tính hiệu quả và răn đe trong quá trình thực hiện trách nhiệm này, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường đã đưa ra mức hình phạt nghiêm khắc đối với các nhà sản xuất, nhập khẩu có hành vi gian lận trong quá trình thực hiện trách nhiệm tái chế.

Theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu có hành vi không thực hiện trách nhiệm tái chế hoặc không nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế hoặc chậm nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn 91 ngày trở lên hoặc không nộp đủ số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn 91 ngày trở lên sẽ bị phạt từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Mức phạt này cũng dành cho hành vi ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức trung gian tổ chức tái chế không đáp ứng yêu cầu theo quy định hoặc ký hợp đồng ủy quyền tổ chức tái chế cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu mà không đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Hoặc, tái chế phế liệu nhập khẩu để xác định kết quả khối lượng tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc đề nghị hỗ trợ tái chế; Sử dụng một kết quả khối lượng tái chế để xác định tỷ lệ tái chế cho nhiều nhà sản xuất, nhập khẩu; Sử dụng kết quả khối lượng tái chế đã xác định tỷ lệ tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu để đề nghị được hỗ trợ tái chế hoặc đã được nhận hỗ trợ tái chế để xác định tỷ lệ tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu; Sử dụng khối lượng tái chế không đạt quy cách tái chế bắt buộc để xác định kết quả khối lượng tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nhà sản xuất, nhập khẩu có hành vi tự thực hiện tái chế, ký hợp đồng tái chế với đơn vị tái chế không đáp ứng yêu cầu theo quy định hoặc ký hợp đồng thực hiện tái chế với nhà sản xuất, nhập khẩu mà không đáp ứng yêu cầu theo quy định bị phạt tiền từ 850 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Đây là mức phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm các quy định về tái chế sản phẩm, bao bì, là một trong các biện pháp bảo đảm các quy định về bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm minh và hiệu quả.

Minh Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả