Thứ hai 21/04/2025 22:10

Mua điện nhưng cũng tránh tình trạng trục lợi chính sách, sập hệ thống

Về đầu tư điện mặt trời, ĐBQH đặt vấn đề, Bộ trưởng Bộ Công Thương có hướng giải quyết gì tạo điều kiện cho hộ gia đình được bán lại nguồn điện dôi dư.

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, ngày 21/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - đoàn Bình Dương nêu, hiện nay việc kinh doanh điện được quản lý bởi Bộ Công Thương, chỉ có EVN là đơn vị duy nhất kinh doanh điện giữa điện lực Việt Nam và các hộ tiêu dùng.

Thực tế, nhu cầu sử dụng điện năng lượng mặt trời từ các hộ gia đình khu vực phía Nam rất lớn, nhưng hiện nay Nhà nước không còn chính sách thu mua điện từ phần dôi dư của các hộ gia đình.

Để tránh lãng phí chi phí đầu tư điện mặt trời của hộ gia đình, đồng thời giảm được tiêu thụ của nguồn điện quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công Thương có hướng giải quyết gì tạo điều kiện cho hộ gia đình được bán lại nguồn điện dôi dư này cho các hộ xung quanh, vừa giúp người dân có thêm nguồn thu, đồng thời cũng tránh lãng phí chi phí đầu tư chung cho xã hội.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, hệ thống điện muốn an toàn và ổn định được thì trong cơ cấu các nguồn điện, điện mặt trời và điện gió được xem là góp phần phủ đỉnh, chiếm tỷ trọng khoảng 20-25% trong tổng công suất các nguồn điện.

Có như vậy mới phù hợp với năng lực, điều kiện về mặt kỹ thuật cũng như về kinh tế của chúng ta. Bởi vì, nếu như không có nguồn điện nền ổn định ở mức 75-80% thì hệ thống điện của chúng ta hết sức rủi ro.

Trong thời gian vừa qua, thực hiện Quy hoạch Điện VII, Điện VII điều chỉnh và bây giờ là Quy hoạch Điện VIII, Chính phủ đã quy định tổng công suất đặt hệ thống đến năm 2030 là 150.589 MW, trong đó, điện mặt trời và điện gió đã được ấn định ở ngưỡng khoảng 27% là mức cao.

Tuy nhiên, vừa qua, nhiều địa phương, cử tri muốn phát triển mạnh hơn điện mặt trời, nhất là điện mặt trời áp mái ở các tỉnh phía Nam và Nam Trung Bộ.

Vì vậy, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng và ban hành Nghị định về phát triển điện mặt trời áp mái. Theo đó, cho cơ chế Nhà nước sẽ mua tối đa 20% công suất đặt của mỗi một hạng mục công trình để bảo đảm vừa nâng được tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu các nguồn điện, vừa khuyến khích cho người dân đầu tư và giảm bớt đầu tư nhà nước.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Tuy nhiên, đó chỉ ở một khía cạnh, còn ở khía cạnh khác đó cũng là một thách thức và rất dễ có thể là một rủi ro lớn cho an toàn hệ thống điện vì nguồn điện nền của chúng ta không thay đổi, vẫn chỉ ở ngưỡng khoảng 70-75%.

"Bây giờ nâng điện mặt trời lên hay điện gió lên làm cho mất cân đối cơ cấu các nguồn điện, như vậy sẽ rất rủi ro cho việc bảo đảm an toàn liên tục hệ thống điện cũng như lưới điện cơ sở" - Bộ trưởng nói.

Do đó, một mặt tiếp thu ý kiến của các địa phương và người dân nhưng mặt khác chúng tôi buộc phải tôn trọng yếu tố kỹ thuật chứ không thể bảo đảm chỉ đáp ứng nhu cầu một cách đơn thuần.

Ngay cả việc quy định trong nghị định mới là 20% công suất của hệ thống điện mặt trời áp mái chúng tôi phải đề xuất những cơ chế và những điều kiện ràng buộc cần thiết để tránh cho tình trạng trục lợi chính sách và làm sập hệ thống điện của chúng ta.

"Riêng hệ thống điện không cho phép sai sót, sai sót một lần là trả giá không biết đến bao giờ. Cho nên kiến nghị của đại biểu, chúng tôi tiếp thu nhưng chúng tôi buộc phải tuân thủ những nguyên tắc rất cơ bản của các yếu tố kỹ thuật, kể cả những yếu tố kinh tế và pháp luật" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Quỳnh Nga - Thanh Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Hợp nhất 3 tỉnh, tinh giản gần 70% xã, phường

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để sáp nhập gây gián đoạn hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các doanh nghiệp TP. Cần Thơ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tăng 15.000 USD trong 20 năm tới

Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới có bao nhiêu cán bộ dôi dư?

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh thành phải là 'hai cộng hai lớn hơn bốn'

Trung tướng Lê Hồng Nam và đoàn công tác tri ân các tấm gương tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư gặp mặt tri ân cán bộ lão thành cách mạng, gia đình có công miền Nam

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương chi trả lương hưu tháng 5/2025

Thủ tướng: Chậm nhất 19/12 phải khánh thành dự án Cần Thơ - Cà Mau

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 5 - Cần một cuộc cách mạng quản lý

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên phải tiên phong trong đổi mới sáng tạo

Nhân sự cấp tỉnh, xã khi sáp nhập sẽ được chỉ định, bổ nhiệm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Sau 30/6 chính quyền cấp xã đi vào vận hành

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ định vị hình ảnh, thương hiệu Việt Nam

Thủ tướng đề nghị nhân rộng việc đi máy bay không cần mang giấy tờ

Khởi công Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Vingroup

Thủ tướng dự lễ khánh thành Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Bình Thuận khánh thành 2 dự án giao thông chiến lược

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)