Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo
“Bất chấp việc Nga dừng cung cấp khí đốt cho Áo nhưng khối lượng khí đốt vẫn tiếp tục chảy qua lãnh thổ Ukraine, cho thấy châu Âu vẫn rất quan tâm đến khí đốt của Nga”, Reuters dẫn tuyên bố của công ty Slovensky plynarensky priemysel (SPP), nhà cung cấp khí đốt lớn nhất tại Slovakia cho hay.
Công ty năng lượng Gazprom của Nga thông báo vẫn đang vận chuyển khí đốt tự nhiên tới châu Âu qua Ukraine ở mức bình thường dù cắt đứt quan hệ với một trong những đối tác lâu năm nhất của mình là OMV - nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo.
Trong khi đó, công ty năng lượng Áo OMV xác nhận, Gazprom đã ngừng vận chuyển khí đốt từ sáng ngày 16/11. Việc cắt giảm diễn ra sau khi OMV cho biết sẽ ngừng thanh toán cho công ty Nga để thu hồi khoản tiền thưởng trọng tài thương mại trị giá 230 triệu Euro.
Quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo. Ảnh: RIA |
Theo dữ liệu từ công ty vận chuyển khí đốt Eustream của Slovakia, dòng khí vẫn tiếp tục từ Ukraine vào Slovakia tại các điểm trung chuyển biên giới vào thứ 7. Việc giao hàng từ Slovakia vào Áo tại Baumgarten cũng được thực hiện tuy nhiên với mức giảm gần 20% so với một ngày trước đó.
Cựu Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Karel Hirman nhận định, lượng khí đốt của Nga chảy vào Trung Âu có thể điều chỉnh vào đầu tuần tới vì phải mất khoảng 3 ngày để khí đốt di chuyển từ Nga đến Áo và việc cắt giảm của OMV diễn ra đột ngột.
Theo Gazprom, công ty này vẫn cung cấp khí đốt cho Ukraine để trung chuyển, từ đó khí đốt được vận chuyển đến Slovakia tiêu thụ cũng như xa hơn nữa là đến Áo và các nước láng giềng khác.
Năm ngoái, khoảng 89% nhu cầu khí đốt của Slovakia được đáp ứng thông qua nguồn cung cấp của Nga.
Việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Áo, quốc gia nhận phần lớn khí đốt qua Ukraine, đồng nghĩa rằng Nga chỉ cung cấp lượng khí đốt đáng kể cho Hungary và Slovakia, trong đó Hungary tiếp nhận khí đốt qua đường ống chạy chủ yếu qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, Slovakia đã buộc phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế để giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Theo đó, một thỏa thuận thí điểm mới được kí kết giữa SPP và công ty nhà nước SOCAR của Azerbaijan đã mở ra cơ hội nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan. Thỏa thuận này được coi là một giải pháp quan trọng nhằm đa dạng hóa nguồn cung và tăng cường an ninh năng lượng cho Slovakia.
Được biết, một thỏa thuận thí điểm mới được kí kết giữa SPP và công ty nhà nước SOCAR của Azerbaijan đã mở ra cơ hội nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan. Thỏa thuận này được coi là giải pháp quan trọng nhằm đa dạng hóa nguồn cung và tăng cường an ninh năng lượng cho Slovakia.
Ngoài ra, SPP cũng đã ký hợp đồng với nhiều công ty năng lượng quốc tế lớn như BP và Shell để đáp ứng tới 50% nhu cầu thông qua các nguồn cung thay thế.