Thứ năm 26/12/2024 22:30

Mô hình Esco thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp

Mô hình công ty dịch vụ năng lượng ESCO đầu tiên ở Việt Nam (Viet Esco) được thành lập vào cuối năm 2011, với sự hỗ trợ về tài chính và chuyên môn của Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản.
Mô hình dịch vụ năng lượng ESCO

Khoảng 10 hợp đồng ESCO đã và đang được triển khai sau hơn 5 năm thực hiện thí điểm. Bước đầu cho thấy mô hình dịch vụ năng lượng ESCO đem lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng (TKNL) lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà không phải bỏ vốn đầu tư ban đầu để xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng.

Tại Việt Nam, Viet Esco đang cung cấp 2 loại dự án TKNL chính từ ESCO, một là dạng hợp đồng đảm bảo mức tiết kiệm - hay còn gọi là bảo lãnh hiệu quả năng lượng - tức là khách hàng là người đầu tư, ESCO làm kiểm toán năng lượng và bảo đảm về mức năng lượng tiết kiệm được. Hai là loại hợp đồng “chia sẻ mức tiết kiệm” - tức là ESCO sẽ bỏ vốn đầu tư toàn bộ dự án TKNL (từ thiết kế đến vận hành dự án), mức tiết kiệm thu được sẽ chia theo tỉ lệ giữa ESCO và doanh nghiệp.

Vừa qua, tại một buổi hội thảo về tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng được tổ chức, cán bộ dự án của Công ty dịch vụ năng lượng ESCO (Viet Esco) chia sẻ, ESCO kinh doanh trên hiệu quả năng lượng tiết kiệm được mà doanh nghiệp không cần phải đầu tư nhưng vẫn có thể hưởng lợi. Sự khác biệt của ESCO so với các dịch vụ TKNL khác là tính toàn diện (từ kiểm toán đến triển khai đầu tư các giải pháp, thiết bị hạ tầng,…) cho dự án TKNL của doanh nghiệp. "Có rất nhiều khách hàng quan tâm tới các giải pháp TKNL nhưng lại khó khăn về nguồn vốn chính vì vậy ESCO đã giải quyết cho họ về bài toán này. Họ không phải đầu tư chi phí ban đầu mà lại được một phần tiết kiệm được thì đó chính là những lợi ích mà ESCO đem lại".

Cuối năm 2015, khách sạn Nikko đã phối hợp với Trung tâm TKNL TP. Hồ Chí Minh thực hiện dự án năng lượng ESCO dưới sự tài trợ của Tập đoàn Nê-đô (Nhật Bản). Theo đó, khách sạn Nikko đã được thay thế các thiết bị sử dụng năng lượng trước đó như bơm nhiệt, lò hơi cũng như toàn bộ bóng đèn sợi đốt halogen ở các sảnh chính khách sạn bằng đèn Led hiệu suất cao sử dụng ít năng lượng.

Người trực tiếp quản lý năng lượng của khách sạn Nikko Hà Nội Nguyễn Bá Quảng cho biết, ngay ở giai đoạn đầu tiên được hoàn thành vào đầu năm 2016 đã cho hiệu quả năng lượng rất rõ rệt. Trước kia toàn bộ khách sạn dùng lò hơi nhưng khi thay thế bơm nhiệt thì tiết kiệm được năng lượng ngoài trời. Kết quả lượng dầu tiết kiệm được khoảng 60% so với thời điểm năm 2014 – là thời điểm nhà đầu tư tiến hành đánh giá, kiểm toán, lượng điện tiết kiệm được (sau khi thay thế bóng halogen để sử dụng bóng đèn Led được 89.000kWh/năm). Nếu triển khai tốt theo cam kết của hợp đồng đạt 100% thì phải được hơn 1,5 tỷ đồng/năm nhưng chúng tôi thống nhất ở mức an toàn là khoảng 80% tương ứng với số tiền tiết kiệm là khoảng 1 tỷ 081 triệu đồng/năm từ tổng thể các giải pháp.

Ông Đỗ Đức Quân - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục năng lượng, Bộ Công Thương khẳng định, mô hình dịch vụ năng lượng ESCO được biết đến như một trong những phương án kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay khi tất cả các bên tham gia đều có lợi. Trong đó, doanh nghiệp cần đầu tư thiết bị, giải pháp không phải bỏ ra nguồn vốn lớn mà vẫn tiết kiệm năng lượng, cải thiện được hiệu quả kinh doanh, chi phí đầu tư được thanh toán bằng chính nguồn tiền tiết kiệm được sau khi đầu tư giải pháp.

Các khoản tiết kiệm chi phí năng lượng thường được sử dụng để trả lại vốn đầu tư của dự án trong vòng 5-10 năm. Nguồn năng lượng tiết kiệm được đồng nghĩa với giảm lượng khí phát thải nhà kính vào môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; Góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm bớt biến động giá; Cắt giảm chi phí đầu tư, giảm phụ tải, giảm tổn thất, tăng lợi nhuận cho các nhà máy điện…

Lợi ích là thế, nhưng mô hình dịch vụ năng lượng ESCO chưa được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam vì rất nhiều lý do. Ông Đỗ Đức Quân cho biết, "mô hình ESCO đã được triển khai nhưng chưa được nhiều vì nó vướng nhiều cơ chế. Đầu tiên là nhận thức của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mà nhận thức được thì cùng đầu tư để cùng chia sẻ các lợi ích từ TKNL mang lại, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước. Sau đó là việc tiết kiệm được thì hạch toán thế nào, có được hạch toán không. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ cùng các cơ quan ban ngành nghiên cứu xem xét để tìm ra các giải pháp xử lý cụ thể".

N.H
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Thủ tục hành chính rườm rà gây khó cho doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí