Thứ hai 18/11/2024 09:19

MHI và ITB hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất điện sạch

MHI và ITB đã ký thỏa thuận hợp tác tiến hành một dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất điện bằng khí đốt amoniac sử dụng tuabin khí.

Mitsubishi Heavy Industries, Ltd. (MHI) và Học viện Công nghệ Bandung (ITB) đã và đang tiến hành nghiên cứu chung về nhiều giải pháp năng lượng sạch để giúp Indonesia đạt được quá trình khử cacbon. Nghiên cứu mới này sẽ áp dụng kiến thức chuyên môn của ITB trong kỹ thuật phản ứng hóa học nhằm tối ưu hóa phát điện bằng cách sử dụng nhiên liệu amoniac.

Sau khi hoàn thành đợt chạy thử để chứng minh hiệu quả với tuabin khí H-25 của MHI, các đối tác Nghiên cứu và Phát triển của dự án sẽ tiếp tục tích cực tìm cách áp dụng công nghệ sản xuất điện bằng khí amoniac ở Indonesia cho mục đích thương mại.

Trước đó, năm 2020, MHI và ITB đã ký kết một biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác nghiên cứu các giải pháp năng lượng sạch thế hệ tiếp theo và phân tích dữ liệu lớn liên quan đến các nhà máy điện. Vào tháng 2/2022, MHI và ITB đã đồng ý gia hạn Biên bản ghi nhớ này thêm 5 năm, từ đó tiếp tục mối quan hệ hợp tác để phát triển các công nghệ giúp đẩy nhanh quá trình khử cacbon ở Indonesia.

Lễ ký kết thỏa thuận trên đã diễn ra ở Tokyo vào ngày 26/9 tại Hội nghị Bộ trưởng Đối tác Tăng trưởng xanh châu Á lần thứ 2 (AGGPM) dưới sự bảo trợ của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI).

Junichiro Masada- Thành viên Cấp cao và Tổng Giám đốc Cấp cao của Bộ phận Chuyển đổi Năng lượng của MHI, bày tỏ: “Bằng cách kết hợp năng lực công nghệ sâu rộng của MHI trong sản xuất điện với chuyên môn sâu và kiến thức uyên thâm của ITB về các điều kiện ở Indonesia, tôi tin tưởng rằng dự án hợp tác này sẽ tạo ra một công trình nghiên cứu thực sự sáng tạo trong công nghệ năng lượng sạch. Sự hợp tác chặt chẽ với ITB chắc chắn sẽ đưa ra những ý tưởng mới và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng ở Indonesia”.

Theo Biên bản ghi nhớ năm 2020, nhằm mục tiêu khử cacbon trong lĩnh vực năng lượng của Indonesia được ký kết giữa MHI và ITB - tổ chức đã đào tạo ra nhiều thành viên ưu tú hoạt động trong công tác chính phủ, trong lĩnh vực học thuật và tài chính của Indonesia, hai bên đã cùng thực hiện các nghiên cứu khả thi, không chỉ về các nguồn năng lượng mới nổi như hydro và amoniac, mà còn về hệ thống kiểm soát chất lượng không khí (AQCS) và các giải pháp lưới điện siêu nhỏ (microgrid).

Để đào tạo những kỹ sư đóng góp cho tương lai của Indonesia, MHI và ITB cũng đã tiến hành các bài giảng chung về nhiều chủ đề, từ phân tích dữ liệu lớn đến năng lượng sinh khối, hệ thống chu trình hỗn hợp khí hóa than tích hợp (IGCC), sử dụng hydro và phát triển AQCS.

Biên bản ghi nhớ mới được ký kết vào thời điểm Indonesia đang tăng cường nỗ lực khử cacbon trong lĩnh vực năng lượng, thể hiện qua các cam kết được công bố chính thức là quốc gia này sẽ đạt mức sử dụng năng lượng tái tạo là 23% vào năm 2025, và giảm lượng khí thải nhà kính xuống còn 29% vào năm 2030.

Trong tương lai, cùng với sự hỗ trợ từ thương hiệu giải pháp điện Mitsubishi Power của mình, MHI mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển khoa học và công nghệ của Indonesia, cũng như ổn định nguồn cung cấp điện và bảo vệ môi trường tại quốc gia này.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10