Mặt nạ giấy bồi – Xa xăm nghĩ về ký ức “tùng rinh”

Mặt nạ giấy bồi là đồ chơi Trung thu lâu năm của người Hà Nội. Trước đây, mỗi dịp Trung thu, món đồ chơi này rất phổ biến và thu hút trẻ em Thủ đô. Tuy nhiên đến nay, không còn mấy người gắn bó với nghề này.  
mat na giay boi xa xam nghi ve ky uc tung rinh
Thay vào đó là những chiếc mặt nạ nhựa, những chiếc đèn lồng xanh đỏ chỉ cần bấm nút là tự động kêu những bản nhạc hiện đại và đèn nhấp nháy.

“Bây giờ, trẻ con không còn hát đồng dao nữa”

Có một nhà thơ đã viết “Bây giờ, trẻ con không còn hát đồng dao nữa – Cũng quên luôn tiếng sáo thả lưng đồi” để nói về sự quên lãng, mai một của các loại hình nghệ thuật dân gian. Trẻ con thời bây giờ quen với âm nhạc điện tử, với những vũ điệu sôi động không còn quá bận tâm những thể thức âm nhạc, trò chơi dân gian như trước đây.

Chẳng vì thế mà, mỗi năm khi Tết Trung thu đến, hình ảnh đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi cũng chỉ còn trong những câu chuyện hồi ức. Thay vào đó là những chiếc mặt nạ nhựa, những chiếc đèn lồng xanh đỏ chỉ cần bấm nút là tự động kêu những bản nhạc hiện đại và đèn nhấp nháy. Đến cả một chiếc đầu sư tử để múa lân – sư – rồng cũng được thay bằng nhựa chứ không còn là sản phẩm từ giấy bồi.

mat na giay boi xa xam nghi ve ky uc tung rinh
Các cửa hàng ngày nay không còn bày bán nhiều đèn ông sao, đèn kéo quân truyền thống như trước.

Người viết đã từng chứng kiến một số dịp Tết Trung thu trên khu phố Hàng Mã (Hà Nội), chỉ có độc một gian hàng duy nhất bán mặt nạ giấy bồi chen giữa những gian hàng của đầy rẫy súng ống, các đồ chơi nhựa, cao su với hình thù kì quái phỏng theo các siêu anh hùng trong những bộ phim chiếu rạp hay là những chiếc mặt nạ nhựa mỏng tang chỉ 10.000 đồng.

Điều đáng nói, nhiều đứa trẻ đứng nhìn quầy mặt nạ giấy bồi duy nhất trên phố cổ của người nghệ nhân còn cảm thấy xa lạ và không hào hứng. Có đứa trẻ hỏi mẹ: “Mẹ ơi đây là mặt nạ gì?”, người mẹ trả lời: “Mặt nạ ngày xưa” rồi dắt con mình qua những cửa hàng đồ chơi nhập khẩu với dòng chữ “made in China”. Có thể ngay chính người mẹ cũng không biết đến tên của những chiếc “mặt nạ ngày xưa” là mặt nạ giấy bồi. Bởi những người mẹ 9X hiện nay, có thể cũng chưa từng một lần được đeo thử mặt nạ giấy bồi và hiểu rõ về thứ đồ chơi đậm tính văn hóa dân tộc này.

Nửa thế kỉ làm nghề để giữ “hồn” cho mặt nạ giấy bồi phố cổ Hà Nội

Mỗi dịp Trung Thu đến, tại khu phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội) luôn nhộn nhịp với đủ thứ đồ chơi trung thu được bày bán, trong đó chủ yếu là đồ chơi bằng nhựa “Made in China”.

mat na giay boi xa xam nghi ve ky uc tung rinh

Hàng Mã tại Hà Nội là con phố quen thuộc với nhiều thế hệ mỗi khi dịp Trung Thu về.

Ít ai để ý rằng, nhiều năm nay, cứ dịp Trung Thu đến, tại một góc nhỏ phố Hàng Mã nằm giữa những cửa hàng đồ chơi xanh đỏ nhấp nháy bằng nhựa lại có một gian hàng bán mặt nạ giấy bồi của nghệ nhân duy nhất của phố cổ còn sót lại, đó là gian hàng của bà Đặng Hương Lan.

Gia đình bà Đặng Hương Lan (ngõ 73 Hàng Than – Hoàn Kiếm) là gia đình duy nhất của phố cổ còn gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi. Bà Lan cho biết, nghề làm mặt nạ giấy bồi là nghề truyền thống của gia đình bà. Và tính đến thời điểm hiện tại, gia đình bà Lan đã có xấp xỉ 50 năm làm mặt nạ giấy bồi.

mat na giay boi xa xam nghi ve ky uc tung rinh
Một sạp hàng còn sót lại trên phố bán những chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống.

Theo bà Lan, cũng giống như bao nghề truyền thống khác, mặt nạ giấy bồi đang bị mai một theo thời gian. Trước đây, không riêng gì gia đình bà Lan mà khắp các con phố cổ Hà thành, rất nhiều gia đình làm mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao bán dịp Tết Trung thu. Thế nhưng, khi văn hóa hội nhập cộng với ngành công nghiệp đồ chơi lên ngôi, thì cũng giống như nhiều sản phẩm truyền thống khác, mặt nạ giấy bồi đã dần rơi vào quên lãng.

Và, nhiều gia đình làm mặt nạ giấy bồi đã bỏ nghề. Nhiều lần, bà Lan cũng có ý định bỏ nghề làm mặt nạ giấy bồi. Nhưng, vì quá yêu nghề mà bà không đành lòng, vậy là bà và chồng của mình đã cố gắng gìn giữ nghề cha ông để lại suốt 50 năm qua. Hiện tại, gia đình bà Lan là gia đình duy nhất tại phố cổ còn lưu giữ lại nghề làm mặt nạ giấy bồi trước sự lãng quên của dòng thời gian và cuộc cạnh tranh “khốc liệt” với đồ chơi du nhập từ nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc.

“May mắn thay, một vài năm trở lại đây, mặt nạ giấy bồi được nhiều phụ huynh tìm lại và mua cho con mình. Vậy nên, mỗi dịp Trung thu, tôi lại bày bán sản phẩm của gia đình mình trên phố Hàng Mã tại một sạp hàng nhỏ”, bà Lan cho biết.

“Mặt nạ giấy bồi có mức giá từ 35.000 đồng đến 40.000 đồng một chiếc. Trong khi đó, một chiếc mặt nạ nhựa từ Trung Quốc chỉ có giá 10.000 đồng một chiếc. Chưa kể đến, nhiều trẻ con bây giờ thích mặt nạ nhựa hơn vì được làm giống như thật. Còn mặt nạ giấy bồi chỉ khoảng 3 năm trở lại đây là được quan tâm. Mỗi năm bày bán mặt nạ giấy bồi trên phố Hàng Mã nhìn trẻ con thích thú với những loại đồ chơi từ nhựa như súng ống, mặt nạ nhựa mà không mặn mà gì gian hàng của mình tôi cũng chạnh lòng. Thế nhưng tôi nghĩ, mình cứ giữ nghề biết đâu rồi khi bày bán trên phố có người thích thú họ tìm hiểu và muốn học nghề thì khi đó gia đình tôi sẽ truyền nghề lại”, bà Lan chia sẻ.

mat na giay boi xa xam nghi ve ky uc tung rinh
Tính đến thời điểm hiện tại, gia đình bà Lan đã có xấp xỉ 50 năm làm mặt nạ giấy bồi.

Gia đình bà Lan đã dành nửa thế kỉ để làm mặt nạ giấy bồi và giữ lấy nghề của cha ông. Tuy nhiên, điều mà mà bà Lan lo lắng nhất chính là sau này nghề mặt mạ giấy bồi sẽ không còn được thế hệ trẻ tiếp tục và một ngày nào đó, những chiếc mặt nạ giấy bồi không còn xuất hiện trên thị trường mỗi dịp Tết Trung thu.

Để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ. Đầu tiên phải xé giấy báo thật nhỏ. Sau đó, lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn các khuôn mặt rồi bắt đầu dán. Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn dán chồng lên nhau sẽ thành hình một chiếc mặt nạ giấy bồi. Mỗi lớp giấy được kết dính với nhau bằng một loại hồ đun chín từ bột sắn.

Những chiếc mặt nạ sau khi dán xong sẽ được phơi khô. Mặt nạ phải phơi khô tự nhiên mới giữ được hình dáng ban đầu. Nếu dùng máy sấy khô, mặt nạ sẽ bị biến dạng, cong vênh. Tô màu là một trong những khâu quan trọng nhất bởi nó sẽ quyết định phần “hồn” của chiếc mặt nạ.

Những hình khuôn chủ đạo của mặt giấy bồi được gia đình bà Lan làm như Chí Phèo, Thị Nở, chú Tễu, trâu, lợn, hổ, báo … và để phù hợp với xu hướng thị trường, gia đình bà Lan cũng đã sáng tạo nên những hình thù khác như: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, siêu nhân, thủy thủ mặt trăng, người nhện ….

Tuấn Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index hồi phục về mức cao nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index hồi phục về mức cao nhất

Sau ngô, giá lúa mì cũng đối mặt với nguy cơ tăng mạnh

Sau ngô, giá lúa mì cũng đối mặt với nguy cơ tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/5: Thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến phân hoá

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/5: Thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến phân hoá

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 14/5: Giá ca cao lao dốc, đường điều chỉnh giảm mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 14/5: Giá ca cao lao dốc, đường điều chỉnh giảm mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 13/5: Giá hàng hóa nguyên liệu hồi phục mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 13/5: Giá hàng hóa nguyên liệu hồi phục mạnh

Vào hè, thị trường kem chống nắng tăng nhiệt

Vào hè, thị trường kem chống nắng tăng nhiệt

Bong bóng vỡ, giá cà phê đi đâu?

Bong bóng vỡ, giá cà phê đi đâu?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/5: Đầu tư hàng hóa nhóm nông sản đạt mức kỷ lục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/5: Đầu tư hàng hóa nhóm nông sản đạt mức kỷ lục

Giá thép hôm nay ngày 10/5/2024: Thị trường chờ “bứt phá” trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 10/5/2024: Thị trường chờ “bứt phá” trong quý II

Hà Nội: Thời tiết nắng nóng, thị trường thiết bị làm mát tăng nhiệt

Hà Nội: Thời tiết nắng nóng, thị trường thiết bị làm mát tăng nhiệt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index đứt chuỗi phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index đứt chuỗi phục hồi

Giao dịch hàng hóa lập kỷ lục trong tháng 4

Giao dịch hàng hóa lập kỷ lục trong tháng 4

Giá thép hôm nay ngày 8/5/2024: Tăng trên sàn giao dịch; thị trường nội địa sẽ cải thiện hơn trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 8/5/2024: Tăng trên sàn giao dịch; thị trường nội địa sẽ cải thiện hơn trong quý II

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 8/5: Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 8/5: Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Nhu cầu đầu tư vàng miếng, vàng xu của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Nhu cầu đầu tư vàng miếng, vàng xu của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/5: Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/5: Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 6/5: Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 6/5: Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc

Giá thép hôm nay ngày 6/5/2024: Doanh nghiệp thép trong nước đẩy mạnh khơi thông thị trường

Giá thép hôm nay ngày 6/5/2024: Doanh nghiệp thép trong nước đẩy mạnh khơi thông thị trường

Giá thép hôm nay ngày 5/5/2024: Dự báo tăng trưởng trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 5/5/2024: Dự báo tăng trưởng trong quý II

Xem thêm