Thứ bảy 16/11/2024 18:17

Mang kiến thức về tài chính tới trường học của Thủ đô

Chiều 8/4/2024, tại Trường THCS Chu Văn An, Hà Nội, hơn 1.300 học sinh của trường đã được tham gia cuộc thi Hiểu biết về tài chính.

Đây là hoạt động được nhà trường chú trọng tổ chức xuất phát từ chính mong muốn tạo sân chơi thú vị cho học sinh, mang lại cho học sinh kiến thức sử dụng tài chính thông minh, giúp các em tiếp cận sớm việc quản lý tài chính, ứng xử tài chính trong quan hệ với gia đình và xã hội, giúp các em hoàn thiện và phát triển các kĩ năng hỗ trợ cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, việc tổ chức chương trình cũng nhằm góp phần thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.

Hàng ngàn học sinh Trường THCS Chu Văn An (Hà Nội) hào hứng tham gia cuộc thi Hiểu biết về tài chính.

Chương trình được các em học sinh hào hứng tham gia. Trong hơn 1 tuần, nhiều lớp, nhóm học sinh, cá nhân học sinh đã thực hiện các bài dự thi bằng clip, bài thuyết trình… gửi về dự thi, các chủ đề như: Tiền có mua được hạnh phúc không, làm sao để tiết kiệm tiền, sử dụng tiền như thế nào cho đúng… được các em học sinh sôi nổi thảo luận. Từ đó, thành lập các đội thi để cùng chia sẻ những kiến thức liên quan.

Theo bà Vũ Hạnh Nguyên – Bí Thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, chúng tôi từ lâu trăn trở việc tạo thêm các sân chơi, chương trình rèn luyện kĩ năng, vừa cho học sinh có cơ hội tiếp cận những kiến thức mới mẻ và hữu ích. Khi có đủ những thông tin và các học liệu cần thiết liên quan đến lịch sử tiền tệ Việt Nam, kiến thức về tài chính, ngân hàng chúng tôi đã tổ chức cuộc thi và thực hiện mong muốn truyền tải những kiến thức này đến học sinh, giúp các em tiếp cận và nâng cao hiểu biết về tài chính từ sớm.

Cuộc thi có sự tham gia, chia sẻ đến từ chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước về nội dung cung cấp các kiến thức bổ ích, lý thú về lịch sử đồng tiền Việt Nam, mốt số hình thức thanh toán, các cảnh báo bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt đến với các bạn học sinh một cách sinh động, đơn giản, dễ hiểu và có sức lan tỏa rộng rãi. Qua đó, giúp các em học sinh sớm tiếp cận với kiến thức cơ bản về tài chính, như: Chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, đầu tư; đồng thời, có những hiểu biết về tiền và lịch sử đồng tiền Việt Nam, cách ứng xử với đồng tiền, biết quý trọng giá trị sức lao động, cảm nhận được những thông điệp về lòng yêu lao động, lòng nhân văn, nhân ái.

Chị Hà Lan Anh, phụ huynh học sinh lớp 6a1 chia sẻ, chương trình được học sinh háo hức tham gia. Đây thực sự là hoạt động khai mở ban đầu cho các em những kiến thức mới mẻ, bổ ích và vô cùng giá trị về tài chính. Các em học sinh lần đầu được làm quen và có những nhận thức về tiền, giá trị và những bài học bổ ích về tiền và một số kiến thức tài chính, điều này giúp các em có những nhận thức ban đầu và sau này sẽ ngày càng có ý thức học hỏi về tài chính nhiều hơn.

Các nội dung, kiến thức từ cuốn sách Lịch sử đồng tiền Việt Nam phát hành năm 2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do TS. Đào Minh Tú chủ biên. Cuốn sách “Khéo khôn với tiền – Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen – Vụ trưởng Vụ truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện, được các em học sinh tìm hiểu và chia sẻ rộng rãi qua các phần thi, từ đó đem lại những kiến thức mới mẻ, bổ ích, bồi dưỡng thêm kĩ năng, văn hóa đọc cho học sinh.

Đội đoạt giải Nhất của cuộc thi

Theo cuốn sách “Khéo khôn với tiền – Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen, các khái niệm tưởng chừng phức tạp, khó hiểu như: Lạm phát, giảm phát, lãi suất, tỷ giá,… đã được cuốn sách định nghĩa và lý giải một cách dễ hiểu, logic, được lồng ghép vào nội dung của 30 câu chuyện trong cuốn sách. Cuốn sách còn giúp các em học sinh rèn luyện văn hóa đọc, hoàn thiện kĩ năng, nhân cách và phát triển một cách toàn diện.

Cuốn truyện sử dụng các hình vẽ sinh động, các câu ca dao, tục ngữ, đã làm cho các kiến thức về tài chính không còn xa vời mà trở nên gần gũi và khiến các em học sinh yêu thích việc đọc sách hơn. Em Minh Anh - học sinh Trường THCS Chu Văn An, Hà Nội cho biết: “Lần đầu tiên em quan tâm đến tài chính như cách nhận biết tiền thật, giả, các hình thức về tiết kiệm, nhất là cảm nhận được sự vất vả của bố mẹ khi phải lao động kiếm tiền, nhiều khái niệm lần đầu em được nghe về tiền đều rất ấn tượng đối với em.”

Trước đó, Cuộc thi hiểu biết về tài chính đã được nhiều trường Tiểu học, THCS, THPT và Đại học tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Huế… tổ chức và thu hút tới hơn 11.000 học sinh, sinh viên tham gia.

Thùy Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tài chính ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sóc Trăng khai thác tối đa tiềm năng của Hội chợ OCOP tại Lễ hội Oóc om bóc

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Đại học Đà Nẵng: Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thành lập Nghiệp đoàn Hướng dẫn viên du lịch TP. Đà Nẵng

Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế

Thừa Thiên Huế: Hội nghị triển khai phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

10 tháng năm 2024, tỉnh Thái Bình giải ngân vốn đầu tư công gần 5.000 tỷ đồng

Cần Thơ lên kế hoạch tổ chức triển lãm thành tựu 50 năm đổi mới và phát triển

Khai mạc Lễ hội Kanagawa Festival 2024 tại Đà Nẵng

Hoà Bình: Cấm lưu thông tại một số tuyến đường trong Tuần Văn hóa - Du lịch 2024

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển logistics, thu hút đầu tư vào hạ tầng

Thanh Hóa: 400 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc