Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Chương trình gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024 tỉnh Bắc Ninh diễn ra sáng 16/11 tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển, quản lý chợ.
Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024 Quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Còn bất cập cần tháo gỡ

Những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, hệ thống các chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được đầu tư phát triển khá toàn diện. Số liệu thống kê cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện có 106 chợ. Công tác đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác chợ đã có chuyển biến tích cực, nhiều chợ được xây mới hoặc nâng cấp, cải tạo, chuyển đổi mô hình hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng thu ngân sách nhà nước như chợ Châu Cầu, chợ Trung tâm Phố Mới (Quế Võ), chợ Trung tâm thị trấn Gia Bình, chợ Trung tâm thị trấn Thứa, chợ Ngã Tư Dâu (Thuận Thành)….

Tại các chợ sau khi chuyển đổi mô hình quản lý đã thu hút được lượng người dân thăm quan mua sắm hàng hóa ổn định và tăng theo thời gian; đã bố trí, sắp xếp được ngành hàng, hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ các hạng mục công trình trong chợ, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy được quan tâm, cải tiến đáng kể.

Tuy nhiên, do phần lớn các chợ trên địa bàn được đầu tư từ nhiều năm trước, trong khi việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp không được thường xuyên, cùng với đó là công tác thu hút nhà đầu tư thực hiện xã hội hóa gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng hạ tầng các chợ xuống cấp, nhất là những chợ do nhà nước đầu tư, quản lý.

Những điều này đã và đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Thực tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra vụ tại cháy Chợ Đọ (TP. Bắc Ninh) ngày 13/7/2022 gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng… Hiện, một số số chợ công tác cháy chữa cháy không đảm bảo đã phải dừng hoạt động như Chợ Nhớn, chợ Chờ.

Vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại chợ Đọ Xá trong đêm đã thiêu rụi khoảng 120 gian hàng trong đêm gây thiệt hại ban đầu ước tỉnh hơn 33 tỷ đồng.
Vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại chợ Đọ trong đêm 13/7/2022 đã thiêu rụi khoảng 120 gian hàng, thiệt hại ban đầu ước tính hàng chục tỷ đồng. Ảnh: Gia Đạt

Bên cạnh đó, một số chợ đã đầu tư xây dựng nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, ít tiểu thương vào họp trong khi đó tình trạng họp chợ không đúng nơi quy định chưa được giải quyết triệt để, gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường..

Cũng cần nói thêm, trong số 106 chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang hoạt động có 91 chợ do nhà nước đầu tư, quản lý và 15 chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, quản lý, khai thác. Các chợ do nhà nước đầu tư, quản lý có ưu điểm: Cơ cấu tổ chức đơn giản, có thể giải quyết nhanh chóng vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý chợ, Nhà nước có thể can thiệp sâu vào hoạt động quản lý chợ, chính điều này cũng tạo sự thích ứng nhanh đối với chính sách mới của Nhà nước về phát triển và quản lý chợ.

Tuy nhiên, hầu hết các chợ do UBND cấp xã quản lý, thường giao cho các Tổ quản lý chợ đều không được sự tự chủ về tài chính nên không phát huy được tính chủ động sáng tạo cũng như chưa phát huy được hiệu quả của cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý chợ.

Gỡ vướng từ đâu?

Thực tế từ quá trình đầu tư, triển khai, bà Nguyễn Thị Tươi - Giám đốc Công ty Cổ phần Tuấn Hải (thị xã Thuận Thành) – chia sẻ, sở dĩ chậm tiến độ là do 2 năm 2020 và 2021 địa phương là nơi xảy ra đại dịch Covid-19 rất lớn, địa phương bị phong tỏa nên công ty không thể tiến hành thi công đúng tiến độ đã cam kết. Bên cạnh đó, do một phần đất công ích và một bộ phận người dân chưa nhận tiền bồi thường hỗ trợ nhà nước thu hồi đất, do vậy công ty chưa được giao phần diện tích đất còn lại. Vì vậy, nhân chương trình hôm nay, công ty mong muốn được Tỉnh cũng như thị xã giúp đỡ, hướng dẫn các thủ tục, gia hạn thời gian thực hiện dự án.

Không chỉ Công ty Cổ phần Tuấn Hải, qua tìm hiểu phóng viên được biết, một số địa phương có khả năng tự cân đối ngân sách để đầu tư nâng cấp cải tạo hạ tầng chợ nhằm đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại... nhưng không thể triển khai do vướng mắc cơ chế.

Mặt khác, danh mục chợ chưa thuộc lĩnh vực, ngành nghề được quy định chính sách khuyến khích xã hội hoá theo Nghị định 69/2008 ngày 30/5/2008 của Chính phủ nên khó thu thu hút được vốn xã hội hóa đầu tư chợ. Đến thời điểm này, tỉnh Bắc Ninh mới chỉ có 14% số chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý khai thác chợ.

Bên cạnh đó, chi phí đầu tư xây dựng dự án chợ rất lớn, phải huy động nguồn vốn nhiều, trong việc quản lý, khai thác, kinh doanh các công trình chợ, nhất là khu vực nông thôn không mang lại nhiều lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn chậm nên khó thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư có năng lực.

Đồng thời, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án nói chung còn vướng mắc, kéo dài như chưa thống nhất mức giá đền bù… điều này ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư dự án chợ. Những khó khăn, vướng mắc nêu trên đang là rào cản đối với các nhà đầu tư chợ, kìm hãm sự phát triển hệ thống chợ của tỉnh Bắc Ninh.

Bắc Ninh tìm giải pháp gỡ khó cho phát triển triển và quản lý chợ trên địa bàn
Bắc Ninh tìm giải pháp gỡ khó cho phát triển triển và quản lý chợ trên địa bàn. Ảnh: T.Thanh

Trên tinh thần trao đổi cởi mở, thẳng thắn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải và lãnh đạo các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công Thương trực tiếp trao đổi, trả lời những câu hỏi, ý kiến, kiến nghị của các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp tập trung vào một số nội dung: Những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác, phát triển chợ; cách thức chuyển đổi, khắc phục tình trạng hạ tầng chợ xuống cấp; xử lý tài sản thanh lý đối với chợ hết hạn khấu hao. Đồng thời đề nghị tỉnh giới thiệu, bố trí mặt bằng để làm địa điểm bán hàng, quảng bá sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP…

Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn khẳng định, hệ thống chợ ở thời điểm hiện nay cũng như về sau có vai trò quan trọng trong đời sống dân sinh, phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Việc UBND tỉnh Bắc Ninh lựa chọn chủ đề về phát triển và quản lý chợ vì thực tiễn qua quá trình theo dõi, đánh giá, các mô hình hoạt động chợ trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải có những hướng dẫn, biện pháp cụ thể trong việc tháo gỡ khó khăn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị, từ nay đến hết ngày 30/12/2024, tất cả các huyện, thị xã, thành phố phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển, củng cố hệ thống chợ trên địa bàn của địa phương mình, trên cơ sở rà soát tổng thể hiện trạng hệ thống các chợ đang hoạt động, nguồn lực đầu tư. Cùng với kế hoạch chung của địa phương, từng chợ cũng cần có kế hoạch chuyển đổi, thời gian, mô hình hoạt động cho phù hợp, hiệu quả.

Trên cơ sở quy hoạch, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng lộ trình thu hút đầu tư đối với những địa điểm, vị trí quy hoạch để phát triển chợ, tập trung thu hút đầu tư từ nay đến năm 2027, chậm nhất đến năm 2030, hoàn thành củng cố hoạt động của chợ.

Sở Công Thương tiếp thu ý kiến của các đại biểu, chậm nhất đến ngày 25/11/2024 có văn bản trả lời cụ thể; công khai số điện thoại đường dây nóng của Sở Công Thương và đăng tải trả lời ý kiến của doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh và sở, gửi cho UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp. Song song với đó, “Sở Công Thương phải ban hành hướng dẫn cụ thể đối với từng mô hình chuyển đổi gồm những bước như thế nào, mất bao nhiêu thời gian, đơn vị nào chịu trách nhiệm chuyển đổi, quản lý, công khai để các nhà đầu tư nắm rõ được nội dung”, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương sẽ thành lập Tổ hướng dẫn về cơ chế, cách thức vận hành đầu tư do Giám đốc Sở Công Thương làm Tổ trưởng, phối hợp với các đơn vị liên quan có trách nhiệm trong việc điều tiết, xử lý dứt điểm công việc giữa Sở Công Thương, các cơ quan chức năng của Nhà nước và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Từ đó, góp phần thúc đẩy công tác quản lý chợ, đầu tư cải tạo, phát triển chợ ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh thương mại, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của nhân dân trên địa bàn.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bắc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố các địa điểm tổ chức bắn pháo hoa đón chào năm mới 2025 phục vụ người dân và du khách.
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các cán bộ không ngừng học hỏi và chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức cũng như quyết định của cấp có thẩm quyền.
Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Năm 2024, Sở Công Thương Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa, tiêu dùng nội địa của Sơn La tiếp tục tăng cao, qua đó đã tạo sức bật trong sản xuất và phát triển kinh tế của địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động