Lý Sơn bứt phá đi lên

Huyện đảo Lý Sơn nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý (tính từ cảng Sa Kỳ), có vị trí chiến lược quốc phòng quan trọng, với diện tích tự nhiên gần 10 km2, dân số hơn 22 nghìn người. Năm 2014, dự án cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn hoàn thành, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Lý Sơn bứt phá đi lên

Vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế

Huyện đảo Lý Sơn gồm đảo Lớn là hai xã An Vĩnh và An Hải, đảo Bé là xã An Bình, có tiềm năng lớn về đánh bắt, dịch vụ hải sản, du lịch và trồng trọt. Xuất phát từ thực tế đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/10/2013, Bộ Công Thương đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm, với mục tiêu cung cấp điện ổn định, chất lượng phục vụ nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC) được giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án.

2014 là năm đặc biệt với nhân dân Lý Sơn khi điện lưới quốc gia xuyên biển đã ra đảo. Đây là điều kiện cơ bản để Lý Sơn bước vào giai đoạn phát triển mới. Mục tiêu phát triển của Lý Sơn là theo hướng trở thành đô thị biển xanh, sạch đẹp, văn minh. Đảng bộ và nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống đội hùng binh năm xưa, ý thức rõ trách nhiệm lịch sử của Đảng và Nhà nước giao, tiếp tục vận động và tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngư dân kiên trì vươn khơi bám biển ở các ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa, tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Đến nay, toàn huyện có 409 phương tiện tàu thuyền, với tổng công suất đạt trên 55 ngàn CV; sản lượng khai thác hải sản hàng năm trung bình 37 ngàn tấn. Năm 2014, khai thác được gần 40 ngàn tấn, tăng gấp 10 lần so với năm 1993; riêng 3 tháng đầu năm 2015, khai thác được trên 8 ngàn tấn, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm trước. Có được kết quả đó là nhờ ngư dân huyện đảo không ngừng hiện đại hóa tàu cá, bám các ngư trường truyền thống ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dài ngày để làm ăn và tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Trong sản xuất nông nghiệp, năm 1993, sản lượng nông sản thu hoạch chỉ đạt trên 125 tạ/ha/năm, thì những năm gần đây, sản lượng thu hoạch cao gấp đôi. Việc sản xuất các loại cây trồng truyền thống trên đảo như hành, tỏi, bắp, đậu xanh…, từng bước được cơ giới hóa. Năm 2014, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đảo đạt hơn 304 tỷ đồng.

Lý Sơn bứt phá đi lên

Du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn

Ngoài đặc sản hành, tỏi nổi tiếng thơm ngon, Lý Sơn còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời và danh lam thắng cảnh độc đáo, giúp huyện đảo trở thành điểm thu hút du lịch hấp dẫn trong vài năm trở lại đây. Từ một huyện đảo xa xôi, cách trở, Lý Sơn đã trở thành điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2014, Lý Sơn đã đón trên 36 ngàn lượt khách du lịch đến tham quan; riêng quý I/2015, có gần 16 ngàn lượt khách ra thăm đảo, tăng 12,5 ngàn lượt khách so với cùng kỳ 2014. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2014 đạt 765 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm trước; riêng quý I/2015, giá trị sản xuất đạt gần 200 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân GDP đầu người năm 2014 đạt 18,7 triệu đồng.

Ông Trần Ngọc Nguyên - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn:

Thời gian tới, huyện sẽ tập trung xây dựng chiến lược phát triển dựa vào tiềm năng và thế mạnh sẵn có, kết hợp đầu tư có hiệu quả các nguồn lực huy động; xác định phát triển kinh tế biển là chủ đạo, bên cạnh duy trì các cây trồng truyền thống; đặc biệt, kết hợp phát triển du lịch - dịch vụ và thương mại… để Lý Sơn bứt phá đi lên.

Ngoài chú trọng phát triển các ngành nghề kinh tế, huyện Lý Sơn còn coi trọng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh. Nhiều công trình phúc lợi đã được đầu tư trong những năm qua như: Đường giao thông, bệnh viện, trường học, chợ, cảng cá, vũng neo trú tàu thuyền, kè chống sạt lở, các phương tiện vận tải, thông tin liên lạc... Nhờ đó, lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên đảo không ngừng phát triển. Tuyến giao thông huyết mạch nối đất liền với đảo Lớn và đảo Bé thông suốt, rút ngắn thời gian hành trình.

Kinh tế, xã hội ổn định, đời sống người dân không ngừng được nâng lên đã góp phần củng cố và giữ vững quốc phòng - an ninh trên hòn đảo tiền tiêu này. Từ sau ngày giải phóng đến nay, diện mạo các khu dân cư trên địa bàn đã có nhiều khởi sắc. Hàng trăm công trình phục vụ dân sinh được nhà nước đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng đang phát huy hiệu quả, giúp người dân làm ăn và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, công tác xây dựng Đảng; củng cố hệ thống chính trị, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ trẻ kế cận luôn được lãnh đạo huyện quan tâm, từng bước thực hiện có hiệu quả; đời sống văn hóa tinh thần và dân trí không ngừng được nâng cao; công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, đầu tư.

Lý Sơn hiện có 4 di tích cấp quốc gia, 1 di sản phi vật thể cấp quốc gia, 9 di tích cấp tỉnh cùng hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa khác cộng với danh lam thắng cảnh độc đáo là tài sản vô cùng quý báu để phát triển du lịch. Hạ tầng, dịch vụ cho du lịch từng bước được đầu tư, đáp ứng nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi và phục vụ du khách. Vì thế, Đảng bộ Lý Sơn xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện để tập trung đầu tư phát triển trong những năm tới.

Lý Sơn bứt phá đi lên
Lam Trúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên đã gửi thư cảm ơn tới Báo Công Thương vì đã góp phần tích cực trong quảng bá về Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Sáng nay (6/5), Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Sáng ngày 6/5/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc “Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Dự án Thành phần 1 - Đường ven biển Quảng Bình hiện nay đang gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt là mặt bằng bị ngắt quãng.
Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Nhằm hướng về đoàn viên, chăm lo tốt cho người lao động, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động