Lý do châu Âu quan ngại khi ông Donald Trump chọn J.D. Vance làm ứng viên phó tổng thống

Hồi chuông báo động vang lên khắp châu Âu khi ông Donald Trump chọn Thượng nghị sĩ J.D. Vance làm ứng viên phó tổng thống liên danh trong cuộc bầu cử tháng 11.
Nghi phạm ám sát ông Donald Trump bị xạ thủ của mật vụ Mỹ hạ gục như thế nào? Châu Âu lo sợ ''phó tướng'' mới của ông Trump sẽ cắt đứt viện trợ Ukraine Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Vì sao ông Trump chọn ông JD Vance làm Phó Tổng thống?

Tại Hội nghị An ninh Munich hàng năm hồi tháng 2, giới tinh hoa chính trị và đối ngoại của châu Âu đã tận tai nghe ông J.D. Vance phát biểu rằng ông phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine và cảnh báo thẳng thừng rằng châu Âu sẽ phải dựa ít hơn vào Mỹ trong việc phòng vệ.

Lý do châu Âu quan ngại khi ông Donald Trump chọn J.D. Vance làm ứng viên phó tổng thống
Ứng cử viên đảng Cộng hòa tại Thượng viện Hoa Kỳ J.D. Vance là người ủng hộ trung thành của ông Donald Trump. (Nguồn: REUTERS)

“Việc ông ấy được chọn vào liên danh tranh cử là điều đáng quan ngại đối với châu Âu”, bà Ricarda Lang, đồng lãnh đạo đảng Xanh của Đức vốn nằm trong chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz và đã từng tham gia một phiên thảo luận với ông Vance ở Munich, cho biết.

Việc lựa chọn ông Vance đã làm dấy lên lo ngại ở châu Âu rằng nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng, ông ấy sẽ chấm dứt, hoặc hạn chế viện trợ của Mỹ dành cho Kyiv và đẩy Ukraine đến việc phải đàm phán hòa bình để chấm dứt cuộc chiến và điều này sẽ giúp Moscow có được phần lãnh thổ đáng kể của Ukraine cũng như càng làm cho Tổng thống Nga Vladimir Putin mạnh bạo hơn nữa trong việc mở thêm các chiến dịch quân sự khác.

Quan điểm đó càng được củng cố với lá thư mà Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người đến thăm ông Donald Trump hồi tuần trước, gửi đến các nhà lãnh đạo EU. Ông Orban, đồng minh của ông Trump, cho biết cựu tổng thống Mỹ "sẵn sàng làm nhà môi giới hòa bình ngay lập tức" nếu ông thắng cử vào tháng 11.

Tại hội nghị Munich, ông Vance nói ông Putin không đặt ra mối đe dọa sống còn đối với châu Âu, và người Mỹ và châu Âu không thể cung cấp cho Ukraine đủ đạn dược để đánh bại Nga. Ông Vance đã nói rất rõ ở Munich rằng ông và ông Trump sẽ nhanh chóng "giao Ukraine vào tay ông Putin" như thế nào.

Ông cho rằng các ưu tiên chiến lược của Mỹ nằm nhiều hơn ở châu Á và Trung Đông.

“Có rất nhiều kẻ ác trên khắp thế giới. Và ngay bây giờ tôi quan tâm nhiều hơn đến một số vấn đề ở Đông Á hơn là ở châu Âu”, ông nói tại hội nghị ở Munich.

Phát biểu trên chương trình podcast với ông Steve Bannon, đồng minh của ông Trump, vào năm 2022, ông Vance nói: “Tôi không thực sự quan tâm đến những gì xảy ra ở Ukraine dù là gì đi nữa”.

Tại Munich, người vừa được ông Trump chọn làm liên danh nói ông ủng hộ "hòa bình được đàm phán" và nói rằng ông nghĩ Nga có động lực để ngồi vào bàn đàm phán.

Thượng nghị sỹ Vance cũng bỏ phiếu chống lại dự luật viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine, mà cuối cùng đã được Quốc hội thông qua hồi tháng tư. Trong một bài xã luận trên tờ New York Times để biện minh cho lá phiếu của mình, ông Vance lập luận rằng Kyiv và Washington phải từ bỏ mục tiêu của Ukraine là khôi phục lại đường biên giới năm 1991 với Nga.

Ông Nils Schmid, người phát ngôn về chính sách đối ngoại của Đảng Dân chủ Xã hội của ông Scholz, cho biết ông đã quan sát ông Vance ở Munich và đi đến kết luận rằng ông Vance xem mình người nói lên ý kiến của ông Trump.

“Ông ấy có lập trường về Ukraine, thậm chí còn cực đoan hơn ông Trump và muốn chấm dứt hỗ trợ quân sự. Về chính sách đối ngoại, ông ấy còn theo trường phái cô lập hơn cả ông Trump”, ông Schmid nói với Reuters.

Nhưng một số người cảnh báo không nên vội vàng kết luận về ông Vance, vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở nam Ohio.

“J.D. Vance là một tín đồ Thiên chúa giáo sùng đạo và tuổi thơ của ông ấy cho tôi nhiều hy vọng rằng ông ấy, cũng như Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, sẽ kết luận rằng sự hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine là lựa chọn duy nhất”, bà Melinda Haring, cố vấn cấp cao của Razom for Ukraine, một tổ chức thiện nguyện ủng hộ Ukraine ở Mỹ, nói.

“Dù ông Vance đã có những phát ngôn quyết liệt không ủng hộ Ukraine, nhưng ông ấy chưa từng làm lãnh đạo hàng đầu và với tư cách là phó tổng thống, tôi hy vọng sẽ thấy lập trường của ông ấy thay đổi”.

Một số nhà ngoại giao cũng cảnh báo rằng cuộc bầu cử Mỹ còn lâu mới xong.

“Chúng ta cần ngừng đưa ra lời tiên tri tự ứng nghiệm. Ông Trump chưa thắng và ông Biden cũng chưa thua”, một nhà ngoại giao Pháp nói.

Huyền Trang (Theo REUTERS)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo

Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo 'sốt vó'?; Hezbollah dội pháo liên tiếp vào Israel

Châu Âu quay lại ý tưởng đưa quân tới Ukraine; Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đàm phán

Châu Âu quay lại ý tưởng đưa quân tới Ukraine; Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đàm phán

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Cựu Tổng thống Ukraine hé lộ giải pháp kết thúc chiến sự

Cựu Tổng thống Ukraine hé lộ giải pháp kết thúc chiến sự 'trong vòng 24 giờ'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/11: Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/11: Ukraine 'thua đậm' tại Kursk, Nga chịu thương vong lớn

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine 24/11/2024: Xung đột ở Ukraine không còn mang tính khu vực; thông tin mới nhất về tình hình Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine 24/11/2024: Xung đột ở Ukraine không còn mang tính khu vực; thông tin mới nhất về tình hình Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Xem thêm