Lưu ý không thể bỏ qua khi trẻ bị nhiễm đường tiết niệu

Nhiều người cho rằng, nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu chỉ gặp ở người lớn nhưng thực tế, trẻ em cũng dễ mắc bệnh này. Viêm đường tiết niệu nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, hoại tử ống thận, bể thận.  
luu y khong the bo qua khi tre bi nhiem duong tiet nieu
Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ của Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ bị viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn đến khám tại bệnh viện khá đông, đứng sau viêm đường hô hấp và viêm đường tiêu hóa. Khi bị viêm đường tiết niệu, trẻ có thể bị viêm bàng quang, viêm thận và những biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Theo điều dưỡng Dương Văn Luyến, khoa Tiết niệu (Bệnh viện Nhi Trung ương), nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở hệ thống tiết niệu, đặc trưng bởi sự gia tăng số lượng vi khuẩn và bạch cầu niệu một cách bất thường. Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn, đứng đầu là các vi khuẩn đường ruột như e.coli, enterococcus...

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi do cơ chế miễn dịch của trẻ chưa đầy đủ. Ngoài ra, viêm đường tiết niệu còn dễ gặp ở trẻ có bất thường hệ tiết niệu như: Chít hẹp bao quy đầu; dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh; sỏi bàng quang niệu quản... Trong đó, các bệnh lý đường tiết niệu làm cho nước tiểu của trẻ không được lưu thông tốt, gây ứ đọng nước tiểu chiếm 70% các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Còn điều dưỡng Phạm Thị Hồng Vân, khoa Tiết niệu (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho rằng, trẻ mắc các bệnh gây suy giảm sức đề kháng như: Nhiễm virus cúm, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp, ỉa chảy có mất nước nặng; trẻ suy dinh dưỡng kéo dài, táo bón, điều kiện vệ sinh kém; trẻ có thói quen nhịn tiểu và uống nước ít cũng dễ bị viêm đường tiết niệu.

Dấu hiệu nhận biết

Điều dưỡng Phạm Thị Hồng Vân cho rằng, trẻ bị viêm đường tiết niệu thường có các biểu hiện rối loạn tiểu tiện như: Tiểu khó, tiểu buốt, rắt, khi đi tiểu phải rặn; trẻ tiểu nhiều về đêm, nước tiểu có màu trắng đục (có khi trẻ đái toàn ra mủ trắng), nhiều cặn lắng đọng, mùi khai hoặc nặng mùi hơn bình thường...

Nhiều trẻ la hét hoảng hốt khi tiểu; đôi khi trẻ kêu đau vùng hạ vị, vùng thắt lưng, hố thận, đau âm ỷ kèm theo sốt. Tùy tính chất, chủng vi khuẩn mắc phải mà trẻ sốt nhẹ hay sốt cao. Có trẻ liên tục trên 390C khó hạ được sốt ngay mà chỉ hạ khi đã điều trị kháng sinh đúng chủng loại có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn sau 3 đến 5 ngày.

Cũng theo điều dưỡng Phạm Thị Hồng Vân, nhiễm khuẩn tiết niệu diễn ra rất phức tạp với nhiều dạng biến chứng, có thể xuất hiện những biến chứng toàn thân nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng gây hoại tử ống thận bể thận. Ngoài ra, bệnh viêm đường tiết niệu nếu để lâu cũng có thể gây ra thận ứ mủ, viêm quanh thận, viêm kẽ thận, trào ngược bàng quang niệu quản âm thầm gây ra suy thận. Nhiễm khuẩn tiết niệu còn có thể để lại sẹo thận, nếu không phát hiện điều trị dứt điểm, bệnh sẽ nặng hơn. Sau mỗi đợt nhiễm trùng tái phát, trẻ sẽ có các tổn thương ở thận dưới dạng sẹo dẫn đến suy thận mạn sau này.

Chăm sóc và ngừa bệnh

Điều dưỡng Dương Văn Luyến cho biết, sau khi trẻ được phát hiện nhiễm khuẩn tiết niệu, bác sĩ sẽ dựa theo kháng sinh đồ để điều trị cho trẻ. Tùy loại vi khuẩn gây bệnh mà trẻ được nhập viện để tiêm kháng sinh hay chỉ cần uống thuốc theo đơn và theo dõi tại nhà. Cùng tuân thủ quy trình điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin để nâng cao sức đề kháng; hướng dẫn trẻ cách đị vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.

Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ, cha mẹ trẻ phải luôn quan tâm đến việc vệ sinh và những sinh hoạt thường ngày của trẻ, không nên phó thác cho ông bà cũng như thầy cô giáo. Với trẻ nhỏ cần lau khô và thay tã cho trẻ ngay sau khi đi vệ sinh, cần xem có cặn trắng ở bỉm không mỗi khi thay bỉm

Với trẻ gái, cha mẹ nên vệ sinh từ trước ra đằng sau (vệ sinh từ lỗ tiểu ra sau hậu môn) để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nhiễm trùng ngược dòng. Còn với trẻ trai, quan sát trẻ đi tiểu nếu thấy phồng bao quy đầu hoặc tia tiểu nhỏ, cần cho trẻ khám ngay vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu.

Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước hằng ngày, ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau, củ, quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn. Khi phát hiện trẻ có các bất thường về hệ tiết niệu hay có các biểu hiện của bệnh trên, cần đưa bé đi khám để được tư vấn, điều trị.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận, cơ chế tự công bố sản phẩm đang bị một số doanh nghiệp lợi dụng để làm ăn phi pháp.
Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Theo đại diện Bộ Y tế, một trong những nguyên nhân tình trạng thuốc sản xuất bất hợp pháp vẫn có thể lưu hành trên thị trường là do chế tài chưa đủ sức răn đe.
Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng dù là vì lý do gì, hành hung nhân viên y tế khi đang làm nhiệm vụ là không thể chấp nhận.
Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế cho rằng, khâu quản lý giám sát thực phẩm phần lớn đã phân cấp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố và các sở y tế.
‘Giọt hồng yêu thương

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Mới đây, tại Hà Nội, Đức Tín Group đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình hiến máu “Giọt hồng yêu thương 2025”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, cấp cứu, cứu chữa cho người bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu, bất kỳ lý do gì...
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Nam Định rà soát, xử lý nếu có vi phạm trong vụ "bệnh nhi bị yêu cầu đóng tiền trước khi cấp cứu" tại bệnh viện.
Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Sau 2 ngày diễn ra Đại lễ Vesak ở TP. Hồ Chí Minh, lực lượng y tế đã cấp cứu 278 trường hợp, chủ yếu do say nắng, không ghi nhận sự cố y tế nghiêm trọng.
Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, số ca cấp cứu do tai nạn giao thông liên quan rượu, bia giảm rõ rệt.
Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế đề nghị địa phương siết kiểm tra, xử lý thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường, công khai vi phạm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, những vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước trong lĩnh vực y tế.
TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng cường 20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương để chăm lo sức khoẻ cho các đại biểu và người dân tham gia đại lễ 30/4 tới đây.
Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Trên chuyến xe An - Tâm - Đẹp, SIAM Thailand tạo nên hành trình làm đẹp toàn diện cho các thí sinh Hoa hậu Việt Nam và Miss International Queen Vietnam.
Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hơn 900 đại biểu tham dự lễ phát động Tháng hành động về an toàn lao động và Tháng công nhân tại thành phố Huế.
Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Hà Nội sẽ sắp xếp lại hệ thống y tế công lập theo 3 cấp, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nhân lực, y tế chuyên sâu để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Sự thật giật mình về nước chanh

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Trào lưu "nước chanh chữa bách bệnh" gây "sốt" mạng xã hội, tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo sử dụng chanh sai cách có thể gây hại, nguy hiểm sức khỏe.
Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa được khánh thành, dự án có quy mô 1.000 giường bệnh, đầu tư xây dựng 1.915 tỷ đồng.
Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Ngày 24/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm lại ông Trần Văn Thuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.
Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự các Tiktoker bán mỹ phẩm xách tay, trốn thuế.
Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Bộ Y tế xây dựng khung pháp lý mới để quản lý chặt hoạt động bán thuốc online, ngăn chặn thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng.
Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Sữa giả lọt vào bệnh viện qua đấu thầu chính thống, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc, siết chặt quản lý, xử lý nghiêm sai phạm, chấn chỉnh toàn hệ thống.
Được giao

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường công tác hậu kiểm và kiểm soát chất lượng đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhấn mạnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Cục Quản lý Dược

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã đưa ra các hướng dẫn chi tiết về cách tra cứu thông tin thuốc và kinh nghiệm để người dân tránh mua phải thuốc giả.
Mobile VerionPhiên bản di động