Thứ sáu 27/12/2024 23:52

Luật Nhà giáo: Nên bổ sung thêm nhà giáo nước ngoài

Theo các chuyên gia giáo dục, xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo nên bổ sung thêm nhà giáo nước ngoài vì đây là xu hướng tất yếu.

Cần quy định rõ việc phân công, phân cấp quản lý nhà giáo từ trung ương đến địa phương

Tại phiên họp chuyên đề tham vấn ý kiến đối với một số nội dung trong dự thảo Luật Nhà giáo của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực được tổ chức ngày 10/7, TS. Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho biết, hiện nay trên thực tế chưa có đầu mối thống nhất chịu trách nhiệm chuyên môn quản lý nhà nước với nhà giáo. Đồng thời, có sự chồng chéo chức năng giữa ngành Giáo dục và ngành Nội vụ, dẫn đến tình trạng có học sinh mà không có giáo viên.

Kiến nghị đối với việc xây dựng Luật Nhà giáo, TS. Nguyễn Vinh Hiển đề nghị cần quy định rõ việc phân công, phân cấp quản lý nhà giáo từ trung ương đến địa phương, bảo đảm các cơ quan của ngành Giáo dục được chịu trách nhiệm chính, chủ động tham mưu với các cấp toàn bộ các khâu về quản lý /chu-de/nha-giao-uu-tu.topic đồng bộ từ quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng…

TS. Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý với dự thảo Luật Nhà giáo

Đồng tình với dự kiến quy định giấy phép hành nghề nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo, TS Nguyễn Vinh Hiển nhận định, có giấy phép hành nghề sẽ dễ dàng đưa các quy định về chuẩn nhà giáo vào cuộc sống, khắc phục việc lạm dụng danh nghĩa nhà giáo, tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế về nhà giáo.

Từ góc độ giáo dục nghề nghiệp, GS.TSKH Dương Quý Sỹ, Uỷ viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đánh giá, dự thảo Luật Nhà giáo đã được xây dựng toàn diện, công phu, bao phủ hết và không có sự xung đột, chồng chéo với Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Cho rằng Luật Nhà giáo sẽ tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, thể chế hoá cơ chế đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, người dạy nghề, GS.TSKH Dương Quý Sỹ chia sẻ 7 nội dung cụ thể mà dự thảo Luật sẽ tác động tới phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Đó là, đào tạo liên tục và phát triển nghề nghiệp cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; cơ chế tài chính bảo đảm phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; phát triển đội ngũ theo hướng đổi mới, sáng tạo; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nhà giáo và tôn vinh; tạo động lực phát triển nghề nghiệp liên tục và năng lực lãnh đạo giáo dục nghề nghiệp; bảo vệ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trước các vấn đề xã hội; tạo điều kiện phát triển môi trường làm việc và học tập tích cực.

PGS.TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu

Theo PGS.TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong Tờ trình dự án Luật Nhà giáo cần đưa ra bức tranh tổng thể về số quốc gia đã ban hành Luật Nhà giáo để đảm bảo tính thuyết phục cao hơn.

PGS.TS Trương Hồ Hải đề nghị dự thảo nên bổ sung thêm nhà giáo nước ngoài vì đây là xu hướng tất yếu. Đồng thời, cần làm rõ hơn về giảng viên đại học, bởi xu hướng ở nhiều nước chính khách, doanh nhân vẫn có thể làm giảng viên, do đó nên có cơ chế mở tối đa.

Đánh giá cao Ban soạn thảo, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, những điểm nghẽn hiện nay như vị thế nhà giáo, tuyển dụng nhà giáo, chính sách tiền lương… đều đã được đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo.

Nêu kỳ vọng giải quyết những vấn đề này trong Luật, cũng như khó khăn, rào cản, GS.TS Nguyễn Thị Doan đồng thời có góp ý liên quan đến hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập - đó là hoạt động tự học, học thường xuyên, học suốt đời của nhà giáo.

Nên có quy định giấy phép hành nghề dạy học

Về giấy phép hành nghề dạy học, GS.TS Nguyễn Thị Doan khẳng định là cần thiết, nhưng cần nghiên cứu đánh giá tác động qua lại nhiều chiều, mở rộng xin ý kiến nhiều đối tượng, nhất là đội ngũ nhà giáo với nội dung này, rà soát các điều khoản trong dự thảo Luật để tương thích…

GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu

Cũng nêu ý kiến liên quan đến giấy phép hành nghề dạy học, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, Luật Nhà giáo còn có một mục đích rất quan trọng: Khẳng định dạy học là một nghề. Do đó, đã là một nghề liên quan đến con người thì chắc chắn cần giấy phép nghề nghiệp. Vấn đề cần xin ý kiến là vai trò, tính pháp lý của giấy phép hành nghề dạy học trong mối quan hệ với các chứng chỉ văn bằng khác, trên quan điểm chất lượng, hiệu quả, đơn giản, tránh chồng chéo, gây phiền hà, tốn kém cho nhà giáo và nhà nước.

Cũng từ quan điểm ủng hộ quy định giấy phép hành nghề trong dự thảo Luật Nhà giáo, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng, để tránh khối lượng công việc hành chính đồ sộ đặt lên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khi triển khai nên xem xét giao việc cấp giấy phép này cho các cơ sở giáo dục, các Bộ chỉ thực hiện kiểm tra, giám sát.

Còn TS Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học PHENIKAA thì đề xuất nên nghiên cứu để tăng cường ứng dụng công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số trong cấp giấy phép hành nghề, như vậy sẽ giải quyết được băn khoăn có thể xảy ra tiêu cực khi thực hiện.

Khẳng định dự thảo tương đối đầy đủ và tiếp thu nghiêm túc các góp ý qua các phiên họp khác nhau, GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, mấu chốt là vấn đề tài chính và nhân sự, do đó cần xem xét thấu đáo để đảm bảo Luật đi vào thực tiễn.

GS.TS Huỳnh Văn Sơn cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để làm rõ hơn lộ trình thực hiện chính sách về lương, chính sách thu hút nhà giáo tài năng nước ngoài, chính sách hợp tác quốc tế… Đối với các chính sách từ đào tạo, bồi dưỡng đến chính sách cho nhà giáo, GS.TS Huỳnh Văn Sơn cho rằng, cần khuyến khích địa phương vào cuộc để thực hiện thỏa đáng các vấn đề liên quan đến nhà giáo.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị bộ phận biên soạn tiếp thu toàn diện, sâu sắc, triệt để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo

Phát biểu kết luận phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị bộ phận biên soạn tiếp thu toàn diện, sâu sắc, triệt để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo. Trong đó, gia tăng tính chi tiết, gia tăng nội dung khả thi, gia tăng lấy ý kiến, cân nhắc yếu tố thời điểm… nếu thấy cần thiết.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng khẳng định, Luật Nhà giáo đặt ra yêu cầu nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới quản lý với lực lượng này. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích Luật đem lại cho nhà giáo, đồng thời yêu cầu đội ngũ phải nỗ lực, cố gắng thường xuyên, không ngừng. Đó là yêu cầu của sự đổi mới, yêu cầu của thời đại.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội: Cần bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân

Bắc Giang bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Nguy cơ từ thiết bị bay siêu nhẹ, Bộ Quốc phòng đưa ra giải pháp gì?

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

Tối 26/12, lại tìm thấy khách hàng trúng tiền tỷ Vietlott Power 6/55

Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Công đoàn VEAM: Điểm tựa cho người lao động

Bộ Nội vụ thông tin về việc bổ sung biên chế giáo viên

Doanh nghiệp da giày, dệt may thưởng Tết Nguyên đán 2025 ra sao?

TP. Hồ Chí Minh: Vì sao 2 đơn vị vận tải Đông Á và Hồng Hà bị thu hồi giấy phép?

Lịch chi trả lương hưu tháng 1 và 2 năm 2025 tại một số địa phương trên cả nước

Đoàn viên công đoàn thực hiện nghiêm túc việc đổi mới, sắp xếp tinh giản bộ máy

Khách hàng tại Đà Nẵng trúng Vietlott Power 6/55 hơn 135 tỷ đồng cuối năm

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/12/2024: Vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 26/12/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường