Thứ ba 24/12/2024 07:09
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Nhiều vấn đề chưa ngã ngũ

Dù theo nghị trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), nhưng trong phiên thảo luận tại hội trường ngày 28/5 vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau từ các đại biểu Quốc hội.

Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu tới 18 vấn đề, từ phạm vi sửa đổi, đối tượng áp dụng, phân loại dự án đầu tư công,… đến tiêu chí phân loại dự án, thẩm quyền xem xét, quyết định danh mục dự án đầu tư trung hạn…, trong số này, rất nhiều vấn đề phải đưa ra hai phương án để Quốc hội lựa chọn.

Các đại biểu vẫn băn khoăn về nhiều nội dung trong dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Nổi lên là quy định việc nâng mức vốn đầu tư dự án quan trọng quốc gia từ 10 nghìn lên 20 nghìn tỷ đồng. Theo cơ quan soạn thảo, việc nâng mức vốn này là cần thiết. Tuy nhiên trong phần thảo luận, nhiều đại biểu băn khoăn cho rằng, Quốc hội là cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, nếu điều chỉnh mức vốn lên 20 nghìn tỷ đồng thì Quốc hội sẽ không còn quyết định dự án đầu tư công nào.

Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là giữ tiêu chí phân loại dự án như quy định hiện hành vì quy định về điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp đầu tư công… đã được quy định tại Điều 11 của Luật Đầu tư công hiện hành. Và trong thực tế thời gian qua, việc phân cấp đầu tư công cơ bản ổn định, tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia với mức vốn 10 nghìn tỷ đồng như quy định hiện hành không phát sinh vướng mắc, ngược lại nếu điều chỉnh như đề xuất của Chính phủ sẽ gây xáo trộn lớn trong chuyển dịch phân loại, quản lý dự án.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội - cho rằng, trong hai nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và XIV chỉ có 2 dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội là quá ít, và nay nếu điều chỉnh tăng lên 20 nghìn tỷ đồng thì có thể không còn dự án nào trình Quốc hội. Trong khi đó, nếu trình Quốc hội xem xét, quyết định các dự án quan trọng quốc gia thì gần như chắc chắn sẽ bố trí được nguồn vốn và có thể có những chính sách đặc thù để thực hiện dự án một cách nhanh chóng.

Đại biểu thảo luận tại Hội trường

Tương tự với quy định về thẩm quyền xem xét, quyết định danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn, ở phương án thứ nhất, Ủy ban thường vụ Quốc hội và nhiều đại biểu đề nghị quy định theo hướng Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn, gồm: tổng mức đầu tư, tiêu chí, danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án chi đầu tư từ ngân sách Trung ương theo đúng tinh thần của Hiến pháp.

Trong khi đó ở phương án hai, Chính phủ và một số vị đại biểu đề nghị quy định Quốc hội quyết định tổng mức, giao Chính phủ quyết định, điều chỉnh danh mục dự án theo đúng khung kế hoạch đầu tư công trung hạn được quốc hội thông qua. Vì, quy định Quốc hội quyết định danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án sẽ dẫn tới mất nhiều thời gian, phát sinh nhiều thủ tục hành chính. Mặt khác, danh mục dự án cần qua nhiều bước để xác định thông tin nên cần có thời gian, nếu có thay đổi sẽ phải thực hiện các thủ tục báo cáo Quốc hội tại kỳ họp, tính linh hoạt trong điều hành kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ hạn chế...

Và, cả hai vấn đề này, cùng với nhiều vấn đề khác, theo các đại biểu Quốc hội là không cần thiết phải sửa vì nguyên nhân chính dẫn đến những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công không nằm ở quy định trong luật mà chủ yếu do khâu tổ chức thực hiện.

Khẳng định Quốc hội luôn dành sự ưu tiên trong xem xét, quyết định các dự án đầu tư công trung hạn, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TP. Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, với những vấn đề quan trọng của quốc gia cần bao nhiêu thời gian Quốc hội đều đảm đương được.

Hơn thế, nếu giao Chính phủ quyết định danh mục đầu tư công trung hạn, tức là giao Chính phủ quyết định dự toán trung hạn là không phù hợp với Hiến pháp, ngược về quy trình, ngược về thẩm quyền, dẫn đến một nghịch lý đó là Quốc hội sẽ phải căn cứ vào danh mục mà Chính phủ đã quyết để ban hành dự toán hàng năm.

Trong phần giải trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói: "Tôi vẫn muốn giữ quyền năng cao nhất là Quốc hội nhưng việc điều hành cụ thể thế nào cho linh hoạt thì giao lại cho Chính phủ và Chính phủ thực hiện và chịu trách nhiệm". Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật quan trọng này.
Hoàng Châu - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người