Thứ ba 24/12/2024 00:46

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt do vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải thành lập đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ.

Sâu trong con hẻm nhỏ của phường Hiệp Thành, quận 12, TP. Hồ Chí Minh là nơi lớp học tình thương Ngọc Việt đã âm thầm tỏa sáng suốt hơn một thập kỷ qua. Tại đây, dưới sự tận tâm của vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải cùng các nhà giáo hiền lương, đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ.

Ngoài thời gian dạy học, anh Khải còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp các em được vui chơi trải nghiệm. (Ảnh: Quang Khải)

Từ một ý tưởng giản dị muốn giúp đỡ những đứa trẻ không có cơ hội đến trường, anh Khải đã kiên trì xây dựng nên lớp học Ngọc Việt. Dù xuất phát điểm của anh là một hướng dẫn viên du lịch, không có chuyên môn sư phạm, thế nhưng anh không ngừng nỗ lực tự học, mày mò từng chữ, từng phép tính với mong muốn có thể truyền đạt kiến thức cho các em.

Tủ sách của anh chất đầy những cuốn sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 chính là minh chứng rõ nét cho sự tâm huyết ấy. Mỗi học sinh đến với lớp học đều được anh soạn giáo án riêng, tận tình hướng dẫn, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Còn nhớ những ngày đầu thành lập lớp học, anh Khải và các em học trò phải đối mặt với biết bao khó khăn. Căn gác nhỏ, chật hẹp của gia đình bỗng dưng trở thành nơi nuôi dưỡng những ước mơ, thắp lên niềm tin cho các em nhỏ. Cứ mỗi tối đến, tiếng đọc bài, tiếng cười nói vang vọng khắp căn gác, xua tan đi không khí ảm đạm của một góc phố nhỏ.

Theo thời gian, số lượng học trò của anh ngày một đông, từ 10 em ban đầu, lớp học dần trở nên chật chội. Căn gác ngày càng đông không đủ chỗ. Anh Khải đã trải bạt, đốt nến cho các em ngồi dưới đất. Từ một lớp học không tường, không mái, đến mùa mưa là không thể học được nhờ có sự hỗ trợ từ những người bạn, khách hàng cũ đã giúp lớp học dần được cải thiện khi có thêm mái che và số lượng bàn ghế cũng được tăng lên.

Các em học sinh ở đây có độ tuổi từ 8 đến 19, với những hoàn cảnh khác nhau: có em mồ côi, có em chậm phát triển, có em phải bỏ học để đi làm... Nhưng tất cả đều chung một niềm khao khát được học, được mở mang kiến thức.

Như em Huỳnh Chí Bảo, 17 tuổi, dù làm công nhân may vất vả nhưng vẫn dành thời gian đến lớp học để được biết chữ. Hay em Khánh Ly, 13 tuổi, từng phải bỏ học khi theo gia đình vào Sài Gòn, nhưng từ khi ba mẹ chuyển lên Sài Gòn làm thì không còn đủ khả năng nuôi em tiếp tục học. Sau đó, ba mẹ em tìm đến lớp học tình thương và gửi gắm thầy Khải.

Và cũng chính nhờ những câu chuyện của các em như Huỳnh Chí Bảo và Khánh Ly đã tô điểm thêm cho bức tranh đẹp về lớp học tình thương Ngọc Việt. Nơi đây không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là một gia đình, nơi các em được yêu thương, chia sẻ và cùng nhau lớn lên.

Ngoài khác nhau về hoàn cảnh, các em ấy còn có sự khác nhau về trình độ. Từ những em chỉ mới biết qua chữ cái đến các em có thể đọc và viết thông thạo. Những điều này đòi hỏi người dạy học phải có một sự kiên nhẫn và sáng tạo trong việc giảng dạy. Có những em, một bài học phải lặp đi lặp lại nhiều lần mới hiểu được. Nhưng anh Khải vẫn không nản lòng, luôn động viên và khích lệ các em. Anh thường nói: "Không sao đâu, chúng ta cứ từ từ mà học".

Hơn 10 năm qua, lớp học Ngọc Việt không chỉ là nơi truyền dạy kiến thức mà còn là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ. Các em không chỉ được học chữ mà còn được rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết, được sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn.

Anh Khải không chỉ là một giáo viên, mà còn là một người cha, một người anh, luôn dành cho các em sự quan tâm, yêu thương. Bên cạnh việc dạy chữ, anh còn truyền đạt cho các em những bài học về cuộc sống, giúp các em hình thành nhân cách tốt đẹp.

Sự cống hiến của anh đã được chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao. Bà Mai Thị Thu Thảo, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy phường Hiệp Thành (quận 12, TP. Hồ Chí Minh), đã chia sẻ: "Thầy Khải là một tấm gương sáng về lòng nhân ái. Với sự nhiệt huyết và tâm huyết của mình, thầy đã mang lại niềm vui và hy vọng cho rất nhiều trẻ em".

Minh Anh
Bài viết cùng chủ đề: học sinh

Tin cùng chuyên mục

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Lâm trường 156 - phên dậu vững chắc nơi biên cương Tổ quốc

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Chàng trai đưa cách làm du lịch đến với các bản làng biên giới giúp bà con Bru-Vân Kiều đổi đời

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Gia đình thương binh ở Bình Phước có gần 70 lần hiến máu nhân đạo

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu

Gia Lai: Cô giáo trẻ ‘truyền lửa’ học tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số

TokyoLife: Viết nên câu chuyện hy vọng, trao quyền bình đẳng cho người khuyết tật

PC Gia Lai hiến máu nhân đạo, hành trình truyền lửa cho thế hệ sau

Gia Lai: Những 'tấm lòng vàng' của thầy cô với học sinh nghèo nơi biên giới

Người phụ nữ dân tộc Tày với mong ước đưa thảo dược vùng quê ra thị trường

Tấm lòng vàng của người phụ nữ đất Cảng Nguyễn Thị Hương

Đại úy Quân đội trên hành trình 'gieo chữ' nơi vùng cao

Hai chiến sĩ công an giải cứu thành công cháu bé sắp rơi từ tầng 4 ở Đắk Nông

Gia Lai: Thầy giáo làng và hành trình gieo hy vọng, ươm mầm tri thức cho trò nghèo