Thứ hai 25/11/2024 23:04

Lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2022 dự báo tăng 21%, cổ phiếu nào lên ngôi?

Đưa ra dự báo khả quan về tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2022, song các chuyên gia phân tích SSI cho rằng, cơ hội không đến với tất cả cổ phiếu vua.

Cơ hội cho ngân hàng tốt và rủi ro cho ngân hàng xấu

Theo thống kê của SSI, năm 2021, cổ phiếu của ngành ngân hàng tăng bình quân 36,6%, cao hơn 2,8% so với chỉ số VNIndex.

Các cổ phiếu có hiệu suất cao nhất bao gồm SSB, TPB, LPB, MSB và VPB, với mức tăng giá trên 90% so với đầu năm. Các cổ phiếu tăng khoảng 50%-90% bao gồm MBB, TCB, STB, OCB, VIB và SHB. Các ngân hàng thương mại nhà nước có mức tăng giá kém khả quan trong năm 2021.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích SSI, năm 2022, ngành ngân hàng đứng trước triển vọng khả quan. Tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ mạnh hơn năm 2021 xuất phát từ cả phía cung và cầu.

NIM kỳ vọng ổn định dù lãi suất huy động có nhích lên. Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia ước tính Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì quan điểm chính sách tiền tệ phù hợp trong năm 2022, với lãi suất có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp nếu không có áp lực lạm phát bất ngờ (CPI năm 2022 là 4%).

Cơ sở để NIM ổn định dù lãi suất có thể tăng nhẹ là: Chi phí phát hành trái phiếu và giấy tờ có giá thấp hơn; Vẫn còn dư địa để tăng hệ số LDR từ mức hiện tại là 80,9% tại các ngân hàng thương mại nhà nước và 70,6% tại ngân hàng thương mại cổ phần. Mức trần quy định là 85%; Có thể lùi thời gian siết tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn (tỷ lệ MLTL); Gói cứu trợ Covid hết hiệu lực do nền kinh tế phục hồi dần; Các khoản lãi dự thu theo dõi ngoại bảng liên quan đến các khoản vay tái cơ cấu có thể quay trở lại P&L

Trong khi NIM được kỳ vọng ổn định thì các dịch vụ tính phí được dự báo sẽ tăng mạnh từ cả dịch vụ thanh toán và hoạt động bancassurance. Thu nhập từ dịch vụ thanh toán được dự báo sẽ phục hồi cùng với việc nối lại thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Trong khi đó, thị trường bancassurance dự báo sẽ tiếp tục sôi động.

Năm 2021, MSB đã ký kết thành công hợp đồng độc quyền với Prudential và STB đã đàm phán lại hợp đồng độc quyền với Daiichi Life. Sang năm 2022, ước tính CTG sẽ hoàn tất hợp đồng với Manulife, trong khi TCB và VPB tiếp tục đàm phán lại hợp đồng với Manulife và AIA. HDB và LPB sẽ có thể ký một hợp đồng bancassurance độc quyền mới. Do đó, các ngân hàng vẫn có nhiều động lực trong việc đẩy mạnh bán các hợp đồng bancassurance để đáp ứng các KPI mới hoặc sử dụng doanh thu bán hàng như là lợi thế trong việc thương lượng phí trả trước. Theo ước tính của SSI, hoa hồng bancassurance trên tổng thu nhập từ phí sẽ tăng trong năm tới (từ mức trung bình hiện tại là 15%)

Chất lượng tín dụng có lẽ là nỗi lo lớn nhất năm 2022 của các ngân hàng. Theo các chuyên gia phân tích, năm 2022 sẽ là năm rủi ro cho ngân hàng yếu kém nhưng lại là cơ hội cho ngân hàng tốt.

Theo Thông tư 16/2021 kể từ ngày 15/1/2022, các ngân hàng không được phép mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại các khoản vay có vấn đề/quá hạn. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho các công ty trong việc thay thế các khoản nợ xấu bằng trái phiếu mới phát hành. Ngoài ra, việc tái cơ cấu nợ theo Thông tư 14 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 30/6/2022, sau đó số liệu nợ xấu thực sự sẽ được hé lộ tại các ngân hàng.

Do tác động mạnh của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam và 2 thời hạn quan trọng này, SSI duy trì quan điểm cẩn trọng về rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng yếu kém và/hoặc các ngân hàng có bộ đệm trích lập dự phòng mỏng.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lạc quan về triển vọng của những ngân hàng đã trích lập dự phòng trước và/hoặc trích lập đầy đủ các khoản cho vay tái cơ cấu, tiêu biểu là Vietcombank, ACB, MB, VietinBank, Techcombank.

Cổ phiếu nào sẽ lên ngôi?

Theo nhận định của SSI, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng sẽ khác biệt giữa hai nửa đầu năm và cuối năm 2022 (tăng trưởng khiêm tốn đầu năm và tăng mạnh cuối năm). Ước tính, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 2022 trung bình của các ngân hàng là 21% so với năm 2021. Ước tính này không bao gồm thu nhập bất thường tiềm năng từ phí bancassurance và/ hoặc thoái vốn công ty con của CTG, HDB, TCB, VPB, MBB, và STB.

Về giá cổ phiếu ngân hàng, mặc dù định giá đã quay về mức hợp lý hợp lý hơn sau mức đỉnh hồi tháng 7/2021 (PB dự phóng 1,8x), PB 2022 các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của SSI hiện ở mức 1,6x, vẫn cao hơn so với mức trung bình lịch sử.

SSI cho rằng, việc điều chỉnh giảm phản ánh rủi ro nợ xấu chưa rõ ràng và triển vọng kém khả quan hơn của nửa cuối năm so với nửa đầu năm 2021. Trong khi đó, phần bù cao hơn so với trung bình lịch sử là trả cho năng lực tài chính, khả năng phục hồi và ROE tốt hơn so với chu kỳ tín dụng trước đây.

ROE 2022 đối với các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu ước tính đạt 19% so với 10,5% -18% trong giai đoạn 2015-2020. Định giá hiện tại chưa phản ánh hết tăng trưởng khiêm tốn trong 6 tháng đầu năm 2022. Theo quan điểm của SSI, điều này có thể tạo cơ hội cho nhà đầu tư mua cổ phiếu ngân hàng tốt ở mức giá hấp dẫn trong thời gian này.

Kết quả ngành ước tính mạnh hơn vào nửa cuối năm theo đà phục hồi kinh tế và so với mức thấp trong nửa cuối năm 2021. Chính vì vậy, SSI điều chỉnh đánh giá ngành từ Trung lập lên Khả quan, đặc biệt cho nửa cuối năm 2022.

“Chúng tôi nhận thấy cơ hội đầu tư tại VCB với yếu tố cơ bản mạnh, định giá đang ở mức thấp hơn trung bình 4 năm (PB dự phóng là 2,56x so với 3,07x), và kế hoạch tăng vốn có thể sẽ được khởi động lại trong 2022. Chúng tôi cũng ưa thích CTG nhờ tích cực xử lý nợ xấu trong 2021, trong khi thu nhập bất thường có thể hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận và các chỉ tiêu an toàn vốn trong năm 2022. STB cũng là một cơ hội hấp dẫn nếu việc bán cổ phiếu STB cầm cố tại VAMC hoàn tất. Nếu thương vụ thành công, STB có thể hoàn thành kế hoạch tái cấu trúc sớm hơn dự kiến và có sự phục hồi lợi nhuận ấn tượng từ 2023. Với những động lực rõ ràng này, chúng tôi ước tính các ngân hàng này có thể có diễn biến khả quan ngay trong nửa đầu 2022”, báo cáo của SSI đề cập.

Ngoài ra, các chuyên gia phân tích SSI cũng đánh giá cao cổ phiếu của các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt và dự phòng rủi ro tín dụng mạnh như TCB, MBB và ACB; đồng thời đưa ra nhận định kém khả quan với cổ phiếu TPB; trung lập với HDB, MSB và không khuyến nghị với LPB, VIB.

Mặc dù nâng mức nhận định lên ngành ngân hàng song chuyên gia phân tích SSI cũng cảnh báo một số rủi ro với ngành này: Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại làm tăng nợ xấu; Bong bóng bất động sản; Rủi ro lạm phát có thể khiến lãi suất tiền gửi tăng cao hơn dự kiến; Gói Cấp bù lãi suất nếu được thiết kế và triển khai không phù hợp…

Theo Báo Đầu tư
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

HDBank đạt bộ ba giải thưởng tại cuộc bình chọn 'Doanh nghiệp niêm yết 2024'

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID