Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh - Bài 3: Thương mại điện tử: “Đòn bẩy” cho tiêu thụ nông sản

Cùng với các kênh phân phối truyền thống, hiện nay thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành kênh phân phối triển vọng đối với doanh nghiệp (DN) và nông dân, đặc biệt trong thời điểm đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều chương trình hỗ trợ nhằm giúp DN, người nông dân khai thác tốt hơn ở kênh phân phối này.
Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh - Bài 2: Tăng tốc xuất khẩu, “cứu nguy” cho nông lâm, thuỷ sản Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh - Bài 1: Thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong mùa dịch

Hiệu quả từ thương mại điện tử

Quảng Ninh đang có rất nhiều các mặt hàng nông sản được ưa chuộng tại thị trường và có sản lượng thu hoạch lớn như: Na, dưa lưới, vải thiều, bưởi, các loại thủy hải sản tươi, khô… Chính vì vậy, việc đưa các sản phẩm nông sản của địa phương lên các sàn TMĐT được tỉnh Quảng Ninh chú trọng.

Theo thống kê của Sở Công Thương Quảng Ninh, trên sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Ninh (http://thuonghieuquangninh.gov.vn/; http://teqni.gov.vn/) hiện có 305 sản phẩm của 75 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh được niêm yết và giao dịch trực tuyến. Trong đó, có các sản phẩm nông thủy sản của tỉnh. Hệ thống sàn thu hút bình quân trên 1.000 lượt truy cập mỗi ngày. Từ đầu năm đến nay, đã có trên 2.000 đơn đặt hàng (trong đó có khoảng 80% chuyển cho các doanh nghiệp thực hiện giao dịch), doanh thu bán hàng qua sàn đạt gần 1,5 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020.

Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh - Bài 3: Thương mại điện tử: “Đòn bẩy” cho tiêu thụ nông sản

Hiện có hơn 300 sản phẩm OCOP, nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh được niêm yết và giao dịch trực tuyến

Bên cạnh đó, Sở Công Thương phối hợp với một số sàn thương mại điện tử trong nước hỗ trợ mở gian hàng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP, nông sản, thủy sản trong tỉnh trên các sàn TMĐT Sàn postmart.vn: 136 sản phẩm; Sàn voso: 121 sản phẩm; Sàn Sen do 115 sản phẩm. (bao gồm các sản phẩm OCOP như: muối Sá sùng, Nước Mắm Sá sùng...). Ngoài ra, kênh bán hàng online của các chuỗi cửa hàng lớn tại Quảng Ninh như Vinmart, Vinmart +, siêu thị Go!; siêu thị MM Mega Market; siêu thị TTP; siêu thị Lan Chi…cũng có lượng giao dịch lớn. Từ ngày 15/9 - 29/9/2021 đạt 8.982 đơn hàng tương đương trên 4,2 tỷ đồng.

Lũy kế từ ngày 1/01/2021 đến ngày 25/10/2021, trên địa bàn tỉnh có đạt 289.105 đơn hàng giao dịch qua hình thức thương mại điện tử, tương đương gần 373 tỷ đồng.

Không chỉ thời điểm dịch bệnh mà trước đó không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã đã chủ động tìm đến các sàn TMĐT để đăng ký. Nhờ đó, nhiều đơn vị đã tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình, tiếp cận với các kênh phân phối lớn. Như tại thị xã Đông Triều, UBND thị xã đã xây dựng và đưa vào vận hành sàn TMĐT “DongTrieuMart.vn”, nhờ đó nhiều sản phẩm nông sản nói riêng và các sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại địa phương được nâng cao giá trị, đa dạng thêm kênh phân phối, góp phần hỗ trợ tiêu thụ… - Ông Thân Ngọc Lợi - Quản trị sàn Đông Triều Mart - cho biết: “Kế hoạch đề ra là đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thiện và khi đó đối tượng được hướng đến không chỉ là khách hàng trong thị xã, trong tỉnh mà còn là khách hàng trong cả nước”.

Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh - Bài 3: Thương mại điện tử: “Đòn bẩy” cho tiêu thụ nông sản

Đông Triều là thị xã đầu tiên của Quảng Ninh xây dựng sàn thương mại điện tử để hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản

Ngoài ra, việc tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử là động lực để người sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ tăng cường công tác xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, ổn định và truy xuất được nguồn gốc rõ ràng…

Theo bà Cao Hồng Vân - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Newstar: Từ khi tham gia sàn TMĐT và được hỗ trợ thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, sản phẩm của công ty được thị trường đón nhận tích cực, người mua cũng tin tưởng hơn, đối tác cũng được mở rộng, số lượng hàng hóa sản xuất, tiêu thụ cũng tăng đáng kể.

Như vậy, xu hướng mua sắm trực tuyến không còn là một phương thức tạm thời đối phó với dịch Covid-19 mà là xu hướng mới với nhiều ưu điểm cải tiến vượt trội, mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng. Đồng thời, phương thức này cũng thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ logistics.

Chính vì vậy, tỉnh Quảng Ninh đang tích cực triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tiếp tục mở rộng thị trường TMĐT

Để thị trường TMĐT phát triển cần xây dựng được lòng tin người tiêu dung và uy tín của doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức nhiều sự kiện TMĐT mang tính kích cầu cho thị trường trong nước, tạo môi trường cho các tổ chức, doanh nghiệp giới thiệu các mô hình TMĐT tiên tiến và người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm, xây dựng thói quen, kỹ năng thương mại điện tử mới.

Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh - Bài 3: Thương mại điện tử: “Đòn bẩy” cho tiêu thụ nông sản
Ngành Công Thương Quảng Ninh đã tổ chức nhiều buổi kết nối, tập huấn, hướng dẫn các hộ kinh doanh, doanh nghiệp đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử

Bên cạnh đó, với những người đã quen với quy trình sản xuất thủ công, không quá chú trọng hình thức, cách quảng bá, việc đầu tư để phát triển trên sân chơi này vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn nhân lực về công nghệ thông tin hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành và triển khai phần mềm

Chính vì vậy, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu là xây dựng hạ tầng, triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển TMĐT của tỉnh, đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh có thị trường TMĐT trong tốp đầu, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường TMĐT phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025, Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Quảng Ninh đạt từ 350 – 400 doanh nghiệp tham gia.

Bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh - cho biết: Sở sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm với các sàn TMĐT lớn. Đặc biệt là phát huy vai trò làm “cầu nối” với Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và các sàn TMĐT lớn trong nước, nhằm kết nối giao thương, góp phần tiêu thụ các sản phẩm của Quảng Ninh”.

Tuy nhiên, đi đôi với việc phát triển, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và tổ chức hoạt động TMĐT, đối tượng tham gia và chất lượng hàng hóa. Tăng cường phối hợp để phát hiện, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng hình thức kinh doanh trực tuyến để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật như trốn thuế, lừa đảo, bán hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc…để lành mạnh hóa môi trường kinh doanh trực tuyến và bảo vệ chất lượng sản phẩm tỉnh Quảng Ninh, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Tỉnh Quảng Ninh định hướng phát triển TMĐT năm 2022 theo hướng ổn định, phát triển, thích ứng an toàn trong tình hình mới. Đến năm 2025 có thể đạt tỷ lệ 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu, bán sản phẩm của doanh nghiệp...
Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển dịch vụ logistics nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động