Thứ sáu 08/11/2024 18:26

Logictisc - giải pháp nâng cao năng lực chuỗi cung ứng dệt may

Ngày 3/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã phối hợp với Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức hội thảo “Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng thông qua hoạt động logistics”. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may - thiết bị và nguyên phụ liệu Việt Nam 2016.  
Hội thảo “Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng thông qua hoạt động logistics”

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch VITAS cho biết: Ngành dệt may có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu rất lớn, năm 2015 là 43,5 tỷ USD. Tương ứng với đó là cả triệu tấn bông nhập khẩu, 2 triệu tấn xơ, sợi xuất và nhập khẩu, hàng trăm nghìn container quần áo xuất khẩu.

Vì vậy, hoạt động logistics đang đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thông qua hàng loạt tiêu chí, như: Giảm thời gian lưu thông hàng hóa, tăng độ tin cậy và giảm chi phí cho doanh nghiệp. “Các tiêu chí trên sẽ được cải thiện hơn nữa nếu có sự phối hợp giữa doanh nghiệp logistisc và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng dệt may”, ông Cẩm nói.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tương - Trưởng văn phòng đại diện VLA phía Bắc, việc kết nối giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng dệt may hiện khá lỏng lẻo. Doanh nghiệp dệt may vẫn “mạnh ai nấy làm”, dẫn tới tình trạng vận chuyển lẻ tẻ, chịu nhiều chi phí vận chuyển, lưu kho bãi. Doanh nghiệp logistics hầu hết có quy mô nhỏ, khả năng áp dụng công nghệ trong hoạt động còn hạn chế, trong khi phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp xuyên quốc gia.

Theo đó, để hai bên cùng có lợi, doanh nghiệp logistics cần nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ, giá thành hợp lý. Doanh nghiệp dệt may tập trung sản xuất mặt hàng OBM, ODM thay vì sản xuất gia công như hiện nay. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp dệt may nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng năng lực chuỗi cung ứng mà còn giữ được quyền tìm nhà vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa.

Được biết, VITAS và VLA đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác. Đây là bước khởi đầu mở ra cơ hội liên kết, hợp tác sâu hơn nữa giữa các doanh nghiệp dệt may và logistisc.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?