Thứ hai 25/11/2024 00:06

Lọc hóa dầu Bình Sơn dự kiến hoạt động 105% công suất trong 6 tháng cuối năm

Báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2022, Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn dự kiến hoạt động 105%.

2 nhà máy lọc dầu đang vận hàng tối đa công suất

Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, kế hoạch sản xuất xăng dầu của 02 Nhà máy lọc dầu trong nước gồm Nghi Sơn và Bình Sơn trong 6 tháng cuối năm như sau: Quý III dự kiến sản xuất 3,9 triệu m3 (chiếm 72% tổng nhu cầu) và Quý IV dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3 (chiếm 80% tổng nhu cầu). Về cơ bản lượng sản xuất trên theo kế hoạch đã đưa ra để cân đối cung cầu từ đầu năm 2022 và đã được phân giao thực hiện cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước để bảo đảm nguồn cung cho thị trường. Hiện 02 nhà máy đều đang vận hành ở công suất tối đa. Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn dự kiến sẽ vận hành ở mức công suất 105% trong 6 tháng cuối năm 2022 để cung ứng xăng dầu cho thị trường.

Liên quan tới Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn, theo phản ánh, Bộ Công Thươngvừa gửi lưu ý tới Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR- đơn vị quản lý, vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất) về làm rõ các vấn đề liên quan tới dự án nâng cấp mở rộng.

Bộ Công Thương cho biết, kết quả kinh doanh giai đoạn 2018-2020 chưa đạt kỳ vọng, nhưng từ năm 2021 trở lại đây, hoạt động kinh doanh của BSR liên tục lập kỷ lục. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 của BSR đạt gần 6.700 tỷ đồng và trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 12.500 tỷ đồng.

Lũy kế từ năm 2018 đến hết tháng 6/2022, lợi nhuận của BSR khoảng 19.500 tỷ đồng. Nếu nửa cuối năm 2022 và năm 2023 lợi nhuận BSR không nhiều biến động, BSR sẽ “lo” đủ 40% (khoảng 500 triệu USD) vốn chủ sở hữu của tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD.

Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn dự kiến sẽ hoạt động 105% công suất trong 6 tháng cuối năm

Song Bộ Công Thương cũng lưu ý đối với Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn về vấn đề thu xếp vốn để thực hiện dự án nâng cấp mở rộng 1,2 tỷ USD, trong đó có 40% vốn chủ sở hữu và được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại hàng năm của BSR giai đoạn 2018-2023. Số vốn còn lại của dự án là vốn vay.

Đối với nguồn vốn vay, Bộ Công Thương khuyến nghị BSR cần làm việc chi tiết với các tổ chức tài chính bảo đảm tính khả thi cho việc vay vốn.

Góp ý với dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Bộ Công Thương cho rằng, dự án giải quyết các hạn chế của nhà máy hiện hữu về nguồn nhiêu liệu dầu thô, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, môi trường, quy mô công suất, độ linh hoạt, khả năng chế biến sâu và đa dạng hoá sản phẩm, hiệu quả kinh tế.

Việc công nghệ được lựa chọn và thể hiện trong hồ sơ cho phép dự án đảm bảo các mục tiêu: nâng công suất nhà máy lên hơn 170.000 thùng/ngày, có thể chế biến nhiều hỗn hợp dầu thô khác nhau, sản xuất các sản phẩm xăng (RON 92, RON 95), LPG, propylene, polypropylene, nhiên liệu phản lực/kerosene, dầu diesel, dầu FO và lưu huỳnh đáp ứng tiêu chuẩn Euro V và tiêu chuẩn môi trường mới nhất.

Dây chuyền, thiết bị công nghệ dự kiến được lựa chọn và áp dụng cho dự án là công nghệ tiến tiến của các nước phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan, Italia và đã được kiểm chứng trong vận hành thương mại, phù hợp với công nghệ nhà máy lọc dầu hiện hữu và đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của dự án.

Về nguyên liệu dầu thô, theo Bộ Công Thương, BSR cần đánh giá đầy đủ, thận trọng, kỹ lưỡng khả năng nhập khẩu dầu thô các rủi ro trong bối cảnh cuộc khủng hoảng giữa Liên bang Nga - Ukraina đã làm thay đổi bức tranh cung - cầu; giá của thị trường năng lượng khu vực châu Âu nói riêng và thị trường năng lượng thế giới nói chung.

Bộ Công Thương thực hiện hàng loạt giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu

Thời gian vừa qua, do doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu giảm mức chiết khấu trong hệ thống phân phối, giá xăng dầu trong nước không phản ánh đúng chi phí kinh doanh xăng dầu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhất là ở khâu bán lẻ nên có hiện tượng nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoạt động kinh doanh, bán hàng cầm chừng và thiếu nguồn cung cục bộ tại một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước, đáp ứng nhu cầu của thị trường để phục hồi kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp sau:

Chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tiếp tục thực hiện nghiêm kế hoạch phân giao tổng nguồn và hạn mức nhập khẩu tối thiểu đã được Bộ Công Thương phê duyệt năm 2022 nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp.

Tham chiếu khả năng cung cấp xăng dầu cho thị trường của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước, khả năng sản xuất của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy lọc dầu Bình Sơn và ý kiến của các Bộ, ngành chức năng, hiệp hội ngành hàng liên quan để xây dựng, ban hành Quyết định phân bổ hạn mức nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý IV năm 2022 (nếu cần thiết) để bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, bảo đảm an ninh năng lượng, kiên quyết không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung trong mọi tình huống.

Phối hợp với Bộ Tài chính, điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phù hợp với diễn biến cung cầu xăng dầu trong nước để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận.

Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường trên toàn quốc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại Công điện số 517/CĐ-BCT ngày 28/01/2022 của Bộ Công Thương, đặc biệt kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ ở khâu bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Trước tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bán hàng cầm chừng và thiếu nguồn cung cục bộ tại một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu, ngày 31 tháng 8 năm 2022, Bộ Công Thương đã chỉ đạo thành lập 03 Tổ công tác chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu; đồng thời có Công văn số 5097/BCT-TTTN ngày 25 tháng 8 năm 2022 gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, các thương nhân phân phối xăng dầu về bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên thị trường nội địa, chủ động nguồn hàng, có phương án nhập khẩu (đối với các thương nhân đầu mối), không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh… để bảo đảm cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước thời gian tới.

Kiến nghị Bộ Tài chính sớm rà soát và gửi thông báo áp dụng mức chi phí đưa xăng dầu trong nước về đến cảng và premium trong nước theo mức phù hợp với thực tế phát sinh thời gian vừa qua để bảo đảm tính đúng, tính đủ trong giá cơ sở xăng dầu theo quy định hiện hành để bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường (ngày 30 tháng 8 năm 2022, Bộ Công Thương đã có Công văn số 515/BCT-TTTN gửi Bộ Tài chính về việc điều chỉnh một số khoản chi phí trong giá cơ sở xăng dầu).

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện nhất quán, đúng quy định (trong việc tính toán, xác định, điều hành giá) tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới; sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách hiệu quả và linh hoạt nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu. Để giảm chi phí, bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường 02 lần, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu và đang xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT.

Nhằm hỗ trợ cho đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, trong công tác điều hành giá xăng dầu trong những tháng đầu năm (khi giá xăng dầu thế giới tăng cao), Liên Bộ Công Thương - Tài Chính đã chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (với mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại) để bình ổn giá xăng dầu trong nước, điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu vận hành thương mại

Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Dầu Nga bất ngờ 'gặp khó' tại Ấn Độ

AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

Đồng Nai: Đồng loạt kiểm tra tại 24 cửa hàng xăng dầu

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Petrovietnam phát huy ''bộ mã gen'', nỗ lực bảo đảm ''4 chữ An''

Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?