Thứ năm 28/11/2024 07:41

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, xử lý, nhưng thời gian qua, quảng cáo về các bài thuốc gia truyền vẫn xuất hiện dày đặc trên nhiều trang mạng xã hội.

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) - tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ 2 năm 2024 do Bộ Y tế tổ chức chiều 6/11.

Ông Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế). Ảnh: Tuấn Dũng

Lãnh đạo Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cho biết, Việt Nam được xếp thứ 2 trên thế giới về những thành tựu của nền y học cổ truyền với hơn 5.000 loại cây thuốc có công dụng chăm sóc sức khỏe, đã hình thành nên các vùng trồng dược liệu lớn. Ngoài có tác dụng chăm sóc bảo vệ sức khỏe, dược liệu còn dùng làm thuốc, thực phẩm dinh dưỡng, làm mỹ phẩm…

Hiện, có khoảng 40% bệnh nhân ở tuyến y tế cơ sở, 20% bệnh nhân ở tuyến tỉnh và 10% bệnh nhân ở tuyến Trung ương được điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền.

Cả nước hiện có gần 70.000 hội viên Hội Đông y, với hơn 11.000 phòng chẩn trị và trung tâm đông y. Trong đó, có nhiều lương y sở hữu những bài thuốc quý giá, gia truyền nhiều đời.

Tuy nhiên, hiện nay, các thành tựu của y học cổ truyền và cơ sở đông y uy tín đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng mạo danh, quảng cáo sai sự thật tràn lan trên mạng xã hội.

"Tình trạng quảng cáo "lương y gia truyền" để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư xuất hiện rầm rộ trên các kênh TikTok, YouTube. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của dược liệu y học cổ truyền", ông Thịnh nói.

Bên cạnh đó là tình trạng mạo danh lương y nổi tiếng quảng cáo trên YouTube, thậm chí công khai cả số điện thoại, khiến nhiều người dân tin và mua sản phẩm về chữa bệnh như trường hợp một lương y ở Lào Cai.

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đã nhận được nhiều thông tin phản ánh và đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, thậm chí gửi cả cho cơ quan Công an để phối hợp xử lý. Tuy nhiên, khi điều tra thì hầu hết số điện thoại đăng tải đều không có, địa chỉ cũng không đúng.

"Xử lý vấn đề mạo danh lương y rất phức tạp, cần sự phối hợp vào cuộc của nhiều cơ quan, ban ngành", ông Thịnh nhấn mạnh.

Cũng theo Cục trưởng Nguyễn Thế Thịnh, biện pháp quan trọng nhất lúc này là tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân cảnh giác với các đối tượng lừa đảo, không nghe và tin theo những quảng cáo thổi phồng công dụng thuốc gia truyền, đông y của các "lang băm".

Thảo Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: y học cổ truyền

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Thận trọng trước loạt sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bán trái phép trên thương mại điện tử

Vũng Tàu: Gần 50 người nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì

Quảng Bình: Cháy xưởng sản xuất bột cá, thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng

Nhân sự 26/11: Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ; Tỉnh ủy Thái Bình, Hà Nam có nhân sự mới

Dự báo thời tiết biển ngày 27/11/2024: Hôm nay biển động

Dự báo thời tiết hôm nay: Cập nhật tin gió mùa Đông Bắc

Dự báo thời tiết hôm nay 27/11/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét

Tối 26/11, thêm khách hàng trúng Vietlott Power 6/55 nhiều tỷ đồng

Bình Thuận: Thu hồi 11 giấy phép xe tập lái cải tạo trái phép

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Trường Quản trị và Kinh doanh ra mắt tạp chí Quản trị, An ninh và Công nghệ​

Nhiều điểm cần chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?