Thứ năm 15/05/2025 07:26

Loài hoa dại lạ mà quen: Vừa là vị thuốc vừa làm món ăn ngon

Cây xuyến chi hay cây cúc áo, cây đơn kim… là cây thân thảo mọc ở nhiều nơi. Cây xuyến chi được biết đến là một vị thuốc dân gian có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Là loài cỏ mọc hoang dại, cao chừng 0,3 m đến 0,4 m (có thể cao tới 1,5 m – 2 m ở nơi đất tốt, ẩm, có giá tựa cho cây). Cành rậm, thường mọc theo từng nhóm, phát triển thành quần thể. Vào mùa xuân có hoa (quanh năm, theo từng loại xuyến chi) sau đó các nhụy hoa trở thành hạt, đầu hạt có các móc gai.

Hoa xuyến chi loài cây có sức sống mạnh mẽ. Ảnh Eva.vn

Các hạt này di chuyển theo gió hoặc bám vào các con vật, cả con người và đồ vật của con người, di chuyển đến những nơi gặp điều kiện thuận lợi thì sinh trưởng tiếp theo. Tuổi thơ trong mỗi chúng ta chắc hẳn đã rất quen thuộc với hoa xuyến chi, loài hoa dại mang vẻ đẹp mong manh nhưng cũng rất bền bỉ, mạnh mẽ vì có thể sinh trưởng ở những nơi khô cằn.

Ngoài ra, cây xuyến chi còn được sử dụng như một loại thảo mộc tự nhiên, có trong các bài thuốc dân gian dùng để chữa bệnh.

Hoa xuyến chi sau khi phơi khô có thể dùng để pha trà uống, trà hoa xuyến chi có vị thơm dễ chịu. Ảnh nld

Tác dụng chữa bệnh của cây hoa xuyến chi

Cây xuyến chi có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh cho con người, bởi vì trong cây có chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như: 9.8% nước, 2.2% Mn, 2.3% Mg, 1.1% Ca, 1.6% Photpho, 1.2% Cr, 0.02% Fe, 0.03% Zn… những chất này rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, những chất như acetone 2.8%, methanol 8.6%, acetone 2.5% có tác dụng làm thuốc chữa ho, giảm đau hiệu quả.

Trong đông y, hoa xuyến chi là một vị thuốc quý, có vị đắng, nhạt, hơi cay, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tiêu độc, sát trùng. Có tác dụng dùng chữa viêm họng, sưng họng phát sốt, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, viêm thận cấp, dị ứng, mày đay, bệnh ngoài da mẫn ngứa nóng đỏ. Một số nơi người dân thường sử dụng để cầm máu, trị vết rắn cắn, côn trùng độc cắn bằng cách giã nát rồi đắp trực tiếp vào vết thương....

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa xuyến chi

Trẻ sốt cao: Xuyến chi hoa và lá 20g, sài đất 20g, giã nát vắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2-3 lần, còn bã thuốc đắp lòng bàn chân cho trẻ.

Chữa rắn cắn, mề đay nổi mẩn, bị thương, trĩ lở: Dùng lá xuyến chi 20g giã nhỏ xát và đắp vào chỗ đau, kết hợp uống thuốc sắc (cây khô 15g).

Đau răng, sâu răng: Xuyến chi cả hoa và lá, giã nát với một ít muối trắng. Viên thành viên nhỏ, nhét vào chỗ đau răng hoặc sâu răng.

Viêm gan virus: Dùng cả lá và hoa cây xuyến chi khoảng 20g, diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 20g, cam thảo đất 15g, bồ bồ 15g, hạt dành dành 12g. Sắc uống ngày một thang.

Viêm họng, viêm thanh quản: Cây xuyến chi lấy cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15g. Sắc với 700ml nước lấy 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Sắc uống ngày một thang.

Trị mẩn ngứa: Xuyến chi thường dùng ngoài nấu nước tắm (100–200g nấu với 4–5 lít nước) bã xát kỹ để trị mẩn ngứa. Thường chỉ dùng 1–2 lần thấy kết quả.

Chấn thương phần mềm, tụ máu đau nhức: Xuyến chi cả lá và hoa, lá cây đại, 2 loại thảo dược lấy cùng một lượng bằng nhau, giã nát, băng đắp vào chỗ đau, thực hiện ngày 1-3 lần. Khi máu tụ tan, hết đau nhức thì ngừng đắp thuốc.

Chữa đau lưng do làm gắng sức: Cây xuyến chi 150g, rửa sạch sắc lấy nước, thêm 250g đại táo, đường đỏ và chút rượu trắng, nấu nhỏ lửa cho đến khi táo chín nhừ, chia 4-5 lần uống trong ngày, uống liền 10 ngày.

Cây hoa xuyến chi làm nguyên liệu làm món ăn, đồ uống

Cây xuyến chi có thể ăn được nhưng chỉ phần ngọn và thường phải hái lúc còn non, sơ chế bằng cách luộc để hết vị ngái; ăn có vị bùi và hơi giòn; có thể xào với thịt bò hoặc nấu canh đều ngon. Ngoài ra, mật ong hoa xuyến chi là loại mật ong sạch, có độ trong suốt cao, không chứa các chất độc hại nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Hoa xuyến chi sau khi phơi khô có thể dùng để pha trà uống, trà hoa xuyến chi có vị thơm và khá dễ uống.

Cho một chút hoa xuyến chi đã phơi khô vào cốc, sau đó đổ nước sôi vào rồi tráng qua một lượt trà để loại bỏ bớt bụi và phần nhị hoa, rồi đổ nước vào lần hai, chờ khoảng 5 phút cho trà ngấm và sau đó mọi người có thể thưởng thức được thức uống đặc biệt này.

Lưu ý khi dùng hoa xuyến chi

Xuyến chi là loại cây có tính hút độc rất mạnh nên nếu mọc ở những nơi có nước thải bẩn, khu công nghiệp hay nơi nhiều khói bụi sẽ chứa hàm lượng lớn kim loại nặng cũng như các độc tố có trong dịch chiết rất cao. Vậy nên không nên sử dụng xuyến chi mọc ở những nơi như thế nhé.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Sốt vé, săn phòng sớm vì 'concert Quốc gia' dịp 2/9

Doanh nghiệp hưởng lợi khi đưa sản phẩm công nghệ lên Cổng 57

Quân chủng Hải quân kiểm tra công tác huấn luyện tại Vùng 5 Hải quân

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đủ điều kiện thực hiện ghép thận

Đề nghị bổ sung danh mục tuyến xe buýt liên tỉnh Lào Cai - Yên Bái

EVNCPC: Gần 100 tỷ đồng cho các phong trào thi đua

Thành phố Huế: Khuyến cáo người chơi chim cảnh cần có giấy tờ hợp pháp

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 tại Việt Nam

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Đền thờ Bác Hồ tại Cù Lao Dung: Biểu tượng lịch sử của người dân Sóc Trăng

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia số hóa thủ tục hành chính

VinSpeed chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Hà Nội: Tỷ lệ ‘chọi’ cao, làm sao có tấm vé vào lớp 10 công lập?

Chính sách mới với thân nhân của sĩ quan tại ngũ hy sinh

'Viết tiếp bản hùng ca' bằng sắc màu văn hóa và ý chí thể thao

Bệ phóng cho thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, phát triển kinh doanh

Thời tiết hôm nay 14/5: Hà Nội chiều tối có mưa dông

Thời tiết biển hôm nay 14/5/2025: Mưa rào và dông vài nơi

Hàng cận date: Đừng ham rẻ để rồi hại sức khỏe