Hải sâm không chỉ biết đến là một thực phẩm dùng để chế biến những món ăn hấp dẫn. Bên cạnh đó đây còn là “bài thuốc quý” từ thiên nhiên mang đến nhiều lợi ích cho người dùng.
Hải sâm được biết tới là một món ăn giàu dinh dưỡng. Ảnh minh họa |
Hải sâm là gì? Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của hải sâm
Hải sâm (Dưa chuột biển) thuộc một lớp nhóm động vật lớn hơn được gọi là da gai, bao gồm sao biển và nhím biển. Hình dạng của hải sâm như một quả dưa chuột, nhưng lại có các chân ống nhỏ dạng xúc tua dùng để chuyển động và kiếm ăn.
Hải sâm được biết tới là một món ăn giàu dinh dưỡng. Theo nhiều nghiên cứu, cứ một con hải sâm có trọng lượng 112gr sẽ chứa:
Calo: 60
Protein: 14gr
Chất béo: > 1gr
Vitamin A: 8% DV
Vitamin B2 (Riboflavin): 81% DV
Vitamin B3 (Niacin): 22% DV
Canxi: 3% DV
Magie: 4% của DV
*DV: Hàm lượng dưỡng chất kiến nghị nên bổ sung hàng ngày
Vì chứa rất ít calo và chất béo nhưng lại sở hữu hàm lượng protein dồi dào nên đây là một thực phẩm không gây tăng cân khi sử dụng. Đồng thời, chúng còn chứa nhiều các hợp chất có lợi, bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ người sử dụng.
Hải sâm từ lâu được biết đến với các giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe. Ngoài việc là một phần của nhiều món ăn ngon, hải sâm được sử dụng như một loại thực phẩm chữa bệnh trong nhiều thế kỷ.
Một số cách chế biến hải sâm để tốt cho sức khỏe
Hải sâm tiềm thuốc bắc: là món ăn rất thích hợp cho những ai đang cần bồi bổ sức khỏe, người cao tuổi bởi giá trị dinh dưỡng của nó mang lại là rất cao nên rất được ưa chuộng hiện nay.
Cháo hải sâm: đây là món ăn được chế biến dùng cho các trẻ nhỏ bởi vì tính chất dễ ăn và còn đảm bảo được các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ ăn được ngon miệng.
Canh hải sâm: món ăn này thường kết hợp với nhiều loại rau củ để giúp dễ ăn, cảm giác lạ miệng để mang lại khẩu vị mới cho cả gia đình trong dịp cuối tuần.
Một số bài thuốc dùng hải sâm
- Trị suy nhược thần kinh do thận hư (biểu hiện đầu choáng váng, mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù, điếc, mất ngủ, di tinh, xuất tinh sớm): dùng hải sâm 30g, gạo nếp 100g, cho cả hai thứ ninh nhừ thành cháo nêm gia vị vừa miệng và ăn ngày 1 liều chia vài lần, cần ăn trong 5 - 7 ngày liền.
- Trị chứng đái tháo đường: hải sâm 2 con, trứng gà 1 quả, tụy lợn 1 cái, cho cả 3 thứ vào bát hấp chín và ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 7 ngày.
- Chữa chứng huyết áp cao (kể cả xơ vữa động mạch): dùng hải sâm 50g, cho hầm nhừ, chế chút đường phèn và ăn hết trong ngày. Cần ăn 7 ngày liền.
- Chữa đau lưng và suy giảm trí nhớ do thận hư: dùng hải sâm 30g, xương sống lợn 60g, hạch đào nhân 15g, cho vào hầm nhừ, nêm đủ gia vị vừa miệng, ngày ăn 1 liều này, cần ăn 5 ngày.
- Trị dương nuy (liệt dương): hải sâm 20g, thịt dê 100g, hai thứ hầm chung đến nhừ, nêm đủ gia vị ăn 1 lần trong ngày. Cần ăn 5 - 7 ngày.
- Trị liệt dương, di tinh, tinh lạnh,do thận hư (loại làm hoàn): dùng hải sâm 480g (sao thơm), hạch đào nhân 100 hạt, thận dê 4 - 6 đôi, đỗ trọng 240g, thỏ ty tử 240g, ba kích 124g (tẩm nước cam thảo sao), câu kỷ tử 120g, lộc giác giao 120g, bổ cốt chỉ 120g (sao với muối), đương quy 120g, ngưu tất 120g (tẩm dấm sao), quy bản 120g (sao với dấm), sau đó tất cả sấy khô tán bột mịn trộn đều luyện với mật ong làm hoàn, mỗi viên nặng 9g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên (27g).
- Chữa động kinh: dùng nội tạng của hải sâm sấy khô nghiền bột, mỗi lần uống 12g, chiêu với rượu vàng (rượu vàng là loại rượu được cất từ loại cơm nâu bởi 3 loại: gạo nếp, gạo tẻ, kê hạt vàng rổi tải mỏng cho nguội nhưng còn ấm, rắc men rượu đã tán nhỏ trộn đều, ủ thành cái rượu lấy ngâm nước cất thành rượu có màu vàng, độ cồn thấp với tác dụng thông hành huyết mạch, dưỡng huyết nhuận da), uống liên tục 7 - 10 ngày liền.
- Chữa thiếu máu: hải sâm, đại táo lượng bằng nhau, đem sấy khô tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g, chiêu với nước ấm hoặc lấy 1 con hải sâm hầm cùng mộc nhĩ lấy nước pha chút đường phèn vừa ngọt uống cùng, sau ăn cái.
- Trị trĩ xuất huyết: lấy hải sâm lượng vừa đủ đốt tồn tính, tán bột, mỗi lần uống 1,5g hòa với a giao 6g trong nước sôi cho tan mà uống. Ngày uống 3 lần. Cần uống 5 - 7 ngày.
- Táo bón do âm hư: hải sâm 30g, đại tràng lợn 120g, mộc nhĩ đen 15g, ba thứ cho vào hầm nhừ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền trong nhiều ngày.
Một số lưu ý khi ăn hải sâm để tốt cho sức khỏe
Hải sâm luôn được xem là nguồn thực phẩm hết sức bổ giữa và an toàn. Tuy nhiên, không chỉ riêng những tác dụng được đánh giá cao mà nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng dễ gây ra tác dụng phụ. Cụ thể:
+ Dược liệu cam thảo không được kết hợp chung với hải sâm trong các đơn thuốc, vì chúng sẽ gây phản ứng cho nhau tạo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.
+ Các đối tượng bị viêm đại tràng, béo phì, hoạt tinh, tiêu chảy không nên dùng các sản phẩm có thành phần từ hải sâm.
+ Sau khi ăn hải sâm, mọi người tuyệt đối không được ăn các loại trái cây chứa hoạt chất acid tamin, để tránh bị khó tiêu. Theo các chuyên gia, thời gian cách nhau tốt nhất để ăn chúng là sau khoảng 4 tiếng.
+ Không nên uống trà khi vừa mới ăn hải sâm.
+ Trong quá trình sơ chế hoặc chế biến hải sâm, không được dùng giấm, vì chúng sẽ tạo phản ứng và làm giảm dược tính của dược liệu này.
Trước khi đưa hải sâm vào các bài thuốc, mọi người nên có sự tham khảo từ các chuyên gia để nắm bắt về liều lượng nhằm phát huy tối đa tác dụng trị bệnh.
Hải sâm không chỉ là một món ngon mà còn là một nguồn dinh dưỡng quý. Việc bổ sung hải sâm vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch, và nhiều khía cạnh khác của sức khỏe. Hãy thử tích hợp hải sâm vào bữa ăn để tận hưởng những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc mà nó mang lại.
Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng của hải sâm đối với sức khoẻ con người. Qua đó có thể thấy đây là một dược liệu từ thiên nhiên tốt cho sức khoẻ, nhưng cũng cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để phát huy tốt những lợi ích này.