Chủ nhật 22/12/2024 20:17

Lo ngại sẽ xuất hiện "loại giấy phép con cực to" cản trở dòng chảy quy hoạch

Vấn đề có nên tích hợp quy hoạch xây dựng tỉnh với quy hoạch tỉnh hay không nhận được nhiều ý kiến tranh luận của các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận chiều 2/11  về Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch.  
Đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) tranh luận tại Quốc hội

Tranh luận về việc cấp tỉnh có nên có 2 quy hoạch

Điểm đáng chú ý của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch lần này là đề xuất các địa phương sẽ thực hiện song song 2 hệ thống quy hoạch. Một là quy hoạch tỉnh, nằm trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung cả nước; hai là quy hoạch xây dựng tỉnh, tức là hệ thống quy hoạch mang tính kỹ thuật và chuyên ngành hơn.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) ủng hộ phương án tách biệt hai loại quy hoạch, vì nên để quy hoạch xây dựng tỉnh như một quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành riêng để chi tiết hóa những nội dung phát triển không gian của quy hoạch tỉnh.

Tuy nhiên, đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) lại cho rằng nếu dự thảo vẫn có thêm quy hoạch xây dựng tỉnh thì các tỉnh sẽ phải lập hai bộ quy hoạch cấp tỉnh. Một là, lập quy hoạch tỉnh phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hai là, lập quy hoạch xây dựng tỉnh bằng cách sau khi quy hoạch tỉnh được Thủ tướng phê duyệt thì UBND các tỉnh chỉ cần “copy” quy hoạch tỉnh và lược bỏ một số nội dung, đổi tên thành quy hoạch xây dựng tỉnh để tự thẩm định lại, phê duyệt sau khi có thống nhất của Bộ Xây dựng. “Như vậy, quy hoạch xây dựng tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt sau khi có phương án thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng là một loại “giấy phép con cực to”, làm cản trở dòng chảy quá trình hoạt động quy hoạch ở địa phương, gây lãng phí hàng ngàn tỷ đồng và kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước”- đại biểu Đỗ Văn Sinh lo ngại.

Về thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, đại biểu Đặng Thế Vinh (đoàn Hậu Giang) đề nghị cân nhắc theo hướng giao Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quốc gia trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt. “Quốc hội chỉ quyết định quy hoạch, không quyết định kế hoạch sử dụng đất quốc gia để Chính phủ chủ động trong việc đặt ra kế hoạch thực hiện quy hoạch đã được Quốc hội quyết định”, đại biểu Đặng Thế Vinh nói.

Tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc

Phát biểu cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ, Luật Quy hoạch là luật rất khó, phải qua 3 kỳ họp Quốc hội mới thông qua được. Vì vậy, khi sửa các luật để phù hợp với Luật Quy hoạch là thách thức rất lớn với ban soạn thảo.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Quốc hội

Về tinh thần xây dựng luật, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần lấy quy định của Luật Quy hoạch làm gốc, các luật khác phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia phải đảm bảo thực hiện theo Luật Quy hoạch, các luật chuyên ngành không quy định lại, quy định trái với nội dung đã được quy định trong Luật Quy hoạch.

Xung quanh việc tranh luận có hay không nên tích hợp quy hoạch xây dựng tỉnh vào quy hoạch tỉnh, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết sau một thời gian làm việc với Bộ Xây dựng thì thấy quy hoạch tỉnh mà chúng ta đã có mang tính tổng quát về phân bố về mặt không gian, khu chức năng, phát triển kinh tế chung. Còn quy hoạch xây dựng tỉnh mang tính chi tiết hơn, là một quy hoạch chuyên ngành để cụ thể hoá quy hoạch tỉnh.

Tuy nhiên qua thảo luận thấy còn nhiều ý kiến khác nhau, nhiều lý lẽ xác đáng, nên ban soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc xin ý kiến thêm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin.

Theo lịch làm việc, ngày 9/11 tới, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch, trước khi biểu quyết thông qua vào phiên làm việc cuối cùng của kỳ họp, ngày 21/11/2018.
Lan Anh- Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc