Thứ sáu 22/11/2024 04:32

Linga vàng ròng của Bình Thuận được công nhận là bảo vật quốc gia

Tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga được đúc bằng vàng ròng.

Mới đây, UBND tỉnh /chu-de/tinh-binh-thuan.topic cho biết, tỉnh sẽ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng ròng vào ngày 2/10/2024 tại di tích tháp Pô Sah Inư, khu phố 5, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết.

Lễ công bố sẽ được tổ chức kết hợp với trưng bày hiện vật Linga vàng và hình ảnh khai quật khảo cổ tháp Pô Dam, các sưu tập hiện vật văn hóa Chăm có giá trị tiêu biểu.

Linga vàng của tỉnh Bình Thuận - (Ảnh: Bảo tàng Bình Thuận)

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, việc trưng bày hiện vật Linga vàng nhằm tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đến với nhân dân, du khách trong nước và quốc tế về giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng. Qua đó, nâng cao nhận thức và hành động của nhân dân trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa nói chung, bảo vật quốc gia nói riêng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, phục vụ du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Trước đó, hiện vật Linga vàng được phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ tại tháp Pô Dam (xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong) vào năm 2013. Thông qua việc giám định, các nhà khoa học khẳng định đây là chiếc Linga bằng vàng ròng có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VIII – cùng niên đại xây dựng nhóm tháp Pô Dam.

Theo các chuyên gia khảo cổ, so với những Linga bằng vàng phát hiện trong di tích Champa hay văn hóa Óc Eo thì Linga bằng vàng ở Pô Dam có kích thước, khối lượng và hàm lượng vàng lớn hơn nhiều lần. Tuy nhiên, giá trị chính của Linga ở Pô Dam không nằm ở chỗ 78,3630g vàng ròng mà nằm ở cấu trúc chiếc Linga, xuất xứ, niên đại, tính hiếm và nghệ thuật chế tác thủ công.

Linga là vật thờ quan trọng trong các di tích kiến trúc tôn giáo cổ thuộc văn hóa Champa ở miền Trung và các nền văn hóa cổ đại khác trong khu vực Đông Nam Á. Linga tả thực bộ phận sinh dục nam giới, tượng trưng cho nguồn sự sống, sự sinh sôi nảy nở. Trong đạo Bà La Môn, Linga tượng trưng cho thần Shiva, vị thần hủy diệt và tái sinh.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vật quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới