Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Các chuyên gia dự báo OPEC và chính phủ các nước sẽ cố giữ giá dầu ở quanh mức 90 USD/thùng trong năm nay, nếu căng thẳng Iran - Israel hạ nhiệt.
Vì sao giá dầu thế giới sẽ tiếp tục biến động trong tương lai? Vì sao chuyên gia dự báo giá dầu thế giới tăng mạnh trong hè năm nay? Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Sau khi tên lửa của Iran phát động cuộc không kích vào Israel tuần trước, nhiều nhà đầu tư đã lo ngại rằng căng thẳng giữa 2 quốc gia này trong thời gian sắp tới có thể đẩy giá dầu lên cao. Được biết, Iran là nơi có nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ và là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Chia sẻ với kênh CNBC, ông Andy Lipow - giám đốc công ty Lipow Oil Associates (Mỹ), thậm chí đã dự đoán giá dầu thế giới có thể lên tới 100 USD nếu cơ sở sản xuất dầu của Iran bị tấn công, và thậm chí là 130 USD nếu eo biển Hormuz bị cấm vận.

Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?
Các chuyên gia dự báo Iran sẽ tìm mọi cách để đưa giá dầu vào ngưỡng OPEC mong muốn.
Nguồn ảnh: Ali Mohammadi, Bloomberg

Tuy vậy, khi phiên giao dịch mở cửa trở lại vào thứ hai tuần này, giá dầu Brent thậm chí đã giảm xuống dưới 90 USD/thùng, và đã dao động quanh mức đó đến ngày hôm nay. Thực tế, cuộc tấn công vừa qua của Iran là viễn cảnh trong mơ đối các nhà đầu tư dầu: đủ lớn để gây lo ngại về nguồn cung, qua đó có thể đẩy giá dầu lên cao; nhưng lại đủ rõ ràng để có thể dễ dàng phòng vệ. Theo báo Reuters, quan chức các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Jordan đều đã được cảnh báo trước 72h về cuộc tấn công của Iran, bất chấp lời phủ định của chính phủ Mỹ. Về phía Israel, hiện tại các nhà đầu tư đang đặt cược vào động thái đáp trả thận trọng của nước này, với lý do tổn hại từ cuộc không kích của Iran với nước này là không đáng kể.

Tuy nhiên, ngay cả trong viễn cảnh xung đột tại Trung Đông dần hạ nhiệt, các chuyên gia từ tờ Economist dự đoán giá dầu vẫn sẽ tăng nóng trong vài tháng tới. Đặc biệt, mùa hè này được dự báo sẽ là mùa cao điểm với giá dầu, khi nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt có thể sẽ khiến thị trường dầu rơi vào tình trạng thâm hụt.

Trong đó, sự gián đoạn về nguồn cung dầu là yếu tố lớn nhất quyết định giá dầu trong tương lai. Theo tờ Economist, các quốc gia sản xuất dầu lớn như Mexico và Scotland đang buộc phải tạm ngưng xuất khẩu dầu, do lo ngại nguồn cung trong nước và tình trạng đường ống dẫn dầu bị rò rỉ. Với các nước như Lybia và Nam Sudan, sự bất ổn chính trị và chiến tranh cũng có thể làm gián đoạn sản lượng của hai quốc gia này.

Trong khi đó, Nga - nước xuất khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới, đang phải hứng chịu những biện pháp trừng phạt cứng rắn từ phương Tây. Vào tháng 3, Ấn Độ – nước nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới – cho biết nước này sẽ không nhận các tàu chở dầu thuộc sở hữu của công ty Sovcomflot - Nga, do lo sợ cấm vận từ các nước phương Tây. Hầu hết trong số hơn 40 tàu chở dầu bị Mỹ trừng phạt kể từ tháng 10 đã không tiếp tục chở dầu của Nga. Ngoài Nga, Mỹ cũng có thể áp dụng các lệnh cấm vận đối với dầu thô từ Venezuela, thậm chí là cả Iran. Mới đây, Hạ viện Mỹ đã thông qua một đạo luật nhằm chống lại việc Trung Quốc mua dầu thô của Iran trong gói dự luật đáp trả cuộc tấn công của Iran.

Đặc biệt, sự gián đoạn nguồn cung lớn nhất đang đến từ khối OPEC+. Vào tháng 11 năm ngoái, nhóm này đã cam kết cắt giảm sản lượng 2,2 triệu thùng/ngày, tương đương 2% sản lượng toàn cầu. Hầu hết các nhà quan sát đều kỳ vọng rằng, với giá cả có thể sẽ tăng trong suốt năm 2024, các thành viên trong khối sẽ tận dụng cơ hội để dừng việc cắt giảm. Thay vào đó, một số nước đã thông báo trong OPEC+ đã thông báo rằng họ sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng cho đến cuối tháng 6 năm nay. Nga thậm chí còn cho biết họ sẽ cắt giảm sâu hơn thêm 471.000 thùng/ngày, giảm sản lượng xuống còn 9 triệu thùng/ngày.

Nghịch lý là nguồn cung thắt chặt đang xảy ra cùng lúc nhu cầu tăng vọt. Tăng trưởng sản xuất bất ngờ ở Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đã khiến Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nâng dự đoán rằng nhu cầu dầu thô toàn cầu lên 1,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, thay vì mức 900.000 thùng/ngày. Thậm chí, chính OPEC đang dự đoán nhu cầu có thể đạt tới 2,25 triệu thùng/ngày, theo tờ Reuters.

Tuy vậy, mục tiêu hàng đầu của phía OPEC+ lại đang là giữ giá dầu bình ổn ở dưới mức 100 USD/thùng. Nhiều thành viên trong khối, đặc biệt là Saudi Arabia, lo ngại rằng giá dầu quá cao có thể phá hủy nhu cầu dầu toàn cầu. Do đó, OPEC+ có thể báo hiệu ý định sản xuất nhiều hơn trong cuộc họp tiếp theo.

Theo các nhà phân tích trên tờ Economist, viễn cảnh giá dầu đạt trên 100USD sẽ khó xảy ra, ngay cả khi căng thẳng giữa Israel và Iran leo thang. Nếu có Iran có sụt giảm về xuất khẩu dầu, các nước trong OPEC luôn có thể khai thác lượng dầu dự trữ của mình để cân bằng giá. Thậm chí nếu Iran quyết định đóng cửa eo biển Hormuz - nơi vận chuyển hầu như toàn bộ lượng dầu của vùng Vịnh, đồng minh của Iran trong khu vực có thể trả đũa và cắt đứt tuyến đường nối nước này với đối tác mua dầu hàng đầu là Trung Quốc.

Thực tế, eo biển Hormuz đã từng bị đóng cửa trong cuộc xung đột giữa các tàu chở hàng của Iraq và Iran vào những năm 1980. Trong thời gian đầu, xung đột này đã khiến thương mại dầu thô giảm 25% và giá dầu thô tăng mạnh, nhưng việc vận chuyển dầu đã không bị ảnh hưởng đáng kể. Trên thực tế, Iran đã hạ giá dầu để bù đắp chi phí bảo hiểm cao hơn, dẫn đến giá dầu toàn cầu giảm đều đặn trong những năm 1980. Ngay cả ở thời điểm căng thẳng nhất, xung đột này chỉ làm gián đoạn dưới 2% lượng tàu qua eo biển Hormuz.

Vì những lý do trên, các chuyên gia của tờ Economist đang dự đoán giá dầu thế giới sắp tới sẽ rơi vào khoảng 85-90 USD/thùng. Theo các chuyên gia, đây là mức giá mà các nền kinh tế thế giới có thể chấp nhận được, đồng thời cho phép các thành viên OPEC kiếm được lợi nhuận cao. Đồng quan điểm, ông Jorge León, cựu quan chức của OPEC, dự đoán giá dầu thô sẽ đạt trung bình 90 USD/thùng trong quý 3 năm nay và 89 USD/thùng trong quý 4. Thị trường kỳ hạn thậm chí còn lạc quan hơn, với giá dầu thô giao tháng 12 đang ở khoảng 85 USD/thùng.

Cập nhật tình hình căng thẳng Iran - Israel và giá dầu thế giới

Vào tối ngày 18/4 theo giờ địa phương, Israel đã không kích vào một sân bay ở thành phố Isafahan, Iran. Theo tờ Reuters, Truyền hình nhà nước Iran cho biết hệ thống phòng không của nước này đã tiêu diệt toàn bộ máy bay không người lái của Israel, và tình hình tại thành phố Isafahan đã quay trở lại bình thường ngay sau đó.

Tính đến 12h ngày 19/4, giá dầu thế giới đã tăng nhẹ do lo sợ căng thẳng khu vực Trung Đông kéo dài. Cụ thể, theo Oilprice, giá dầu WTI giao tháng 5 đang ở mức 84,25 USD/ thùng, tăng 1,52 USD so với phiên giao dịch hôm trước. Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 6 đã tăng 1,55 USD, ở mức 88,66 USD/thùng.

Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu hôm nay được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 17/4 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng lên mốc 24.226 đồng/lít; xăng RON 95 lên mốc 25.237 đồng/lít.

Trong phiên điều chỉnh lần này, giá dầu đồng loạt giảm. Cụ thể, giá dầu diesel giảm xuống mốc 21.446 đồng/lít; dầu hỏa xuống mốc 21.416 đồng/lít. Riêng đối với dầu mazut được điều chỉnh tăng 198 đồng/kg lên mốc 17.206 đồng/kg

Phú Quý (theo Economist, Reuters, CNBC)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá dầu Brent

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Xem thêm