Lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn sẽ được tiến hành ngay đầu Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Dự kiến lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh ngay đầu kỳ họp 6 của Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm Có ý kiến đề nghị Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm sau khi tiến hành chất vấn

Chiều 19/10, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV với nhiều nội dung quan trọng. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng, yêu cầu cao về chất lượng, tiến độ, góp phần phần bảo đảm cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đặt ra của nhiệm kỳ.

Giới thiệu Chương trình và nội dung Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà cho biết, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể vào ngày 23/10, dự kiến bế mạc vào ngày 28/11 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Kỳ họp thứ 6 được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 họp trong 15 ngày, từ ngày 23/10 đến ngày 10/11; đợt 2 họp trong 7 ngày, từ ngày 20/11 đến ngày 28/11. Dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp là 22 ngày.

Lấy tín nhiệm tại đầu Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Ảnh: Quang Vinh

Về công tác lập pháp, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 9 dự án Luật bao gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua 1 dự thảo nghị quyết: Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Ngoài ra, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 8 dự án Luật, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác, ông Hà cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về các nội dung:

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và xem xét, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024 (trong đó có xem xét tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023 và quyết định kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước năm 2024; xem xét Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024-2026);

Xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ: kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.

Báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân , Báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (trong đó có kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng và việc thực hiện Nghị quyết số 96/2019/QH14 , việc thực hiện Nghị quyết số 33/2021/QH15);

Các báo cáo của Chính phủ về: công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2023 (trong đó có nội dung về công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và việc thực hiện Nghị quyết số 96/2019/QH14).

Chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành trong việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4.

Tiến hành giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Xem xét, quyết định việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Xem xét Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; Xem xét kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023;

Bên cạnh đó, xem xét báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; Xem xét, thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác (nếu có).

Đặc biệt, tại kỳ họp này, công tác lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn sẽ được thực hiện ngay từ đầu kỳ họp.

Lấy tín nhiệm tại đầu Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu trả lời báo chí tại họp báo (Ảnh: Quang Vinh)

Trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề liên quan đến báo cáo kê khai tài sản của các cán bộ sẽ lấy phiếu tín nhiệm, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đến thời điểm hiện tại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được đầy đủ tất cả báo cáo các người có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Báo cáo đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội trước 20 ngày và gửi đầy đủ đến tất cả các đại biểu Quốc hội nghiên cứu và cho ý kiến.

Ông Nguyễn Tuấn Anh cũng cho biết, toàn bộ các thông tin của kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về công nhận kết quả lấy phiếu, Văn phòng Quốc hội sẽ có công bố chính thức thông tin để các cơ quan báo chí và người dân được biết và theo dõi.

Về việc lấy phiếu tín nhiệm ngay từ đầu kỳ họp, ông Nguyễn Tuấn Anh nêu: "Đánh giá công tác cán bộ và lấy phiếu, chúng ta đánh giá cho suốt từ đầu nhiệm kỳ cho đến nay nên việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm từ đầu kỳ họp là việc rất bình thường."

Về danh sách đánh giá lấy phiếu tín nhiệm, theo ông Nguyễn Tuấn Anh, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội đã phê chuẩn và bầu 50 vị trí. Đến thời điểm hiện tại, 49 vị trí đang giữ các cương vị và sẽ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm các chức danh. Tuy nhiên, các chức danh không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm gồm các đồng chí đã có thông báo nghỉ hưu và các trường hợp liên quan đến việc được bầu bổ nhiệm vào năm 2023. Danh sách sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội phê chuẩn chính thức vào ngày 24/10/2023 - ngày thứ 2 kỳ họp Quốc hội.

Thu Hường-Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Xem thêm