Thứ hai 18/11/2024 06:19

Lao động thất nghiệp lựa chọn học nghề: Tỷ lệ không cao

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã phát huy vai trò “bà đỡ” giúp người lao động (NLĐ) vượt qua khó khăn và quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, hiện nay, số người lựa chọn học nghề chiếm tỷ lệ rất thấp trong số người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của hơn 9 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên.Đặc biệt, đợt dịch lần thứ 4 bùng phát ở nhiều khu công nghiệp khiến lực lượng sản xuất tạo ra tăng trưởng kinh tế chính của đất nước bị ảnh hưởng nặng nề, thu nhập và đời sống NLĐ khó khăn. Điều này cũng khiến cho số lao động nộp hồ sơ hưởng BHTN tăng lên đáng kể.

Số lượng lao động thất nghiệp học nghề không nhiều

Trong bối cảnh đó, chính sách BHTN phát huy được vai trò “bà đỡ” đối với người thất nghiệp thông qua các chính sách như trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm. Tuy nhiên, có không ít trường hợp NLĐ chỉ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp mà chưa quan tâm đến việc tham gia đào tạo để có việc làm mới. Vì vậy, số lao động đăng ký chuyển đổi nghề nghiệp chưa được nhiều so với kỳ vọng. Năm 2020, số người được hỗ trợ học nghề mới chỉ chiếm 5% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Lý giải về con số thấp này, ông Trần Tuấn Tú - Trưởng phòng BHTN (Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB-XH) - cho rằng, đó là do chính sách chỉ mới tập trung cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp. Nhiều địa phương chưa chú ý đến đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho NLĐ bị thất nghiệp. Bên cạnh đó, phần lớn NLĐ là lao động phổ thông nên không có tích lũy về tài chính, không có điều kiện để học nghề. Phần chính sách của BHTN chỉ hỗ trợ học phí học nghề, chưa hỗ trợ các chi phí khác. Do vậy, NLĐ trang trải chi phí cuộc sống và các chi phí khác không có đủ kinh phí tài chính nên học nghề cũng hạn chế. “Một nguyên nhân nữa, mức hỗ trợ học nghề hiện nay theo đánh giá cũng chưa đáp ứng được mức học phí mà các cơ sở đào tạo nghề đang thực hiện, NLĐ phải bỏ thêm một phần chi phí đối với một số ngành nghề nên rất khó khăn” - ông Trần Tuấn Tú thẳng thắn chỉ rõ.

Trước thực tế nhiều NLĐ thất nghiệp chưa thực sự mặn mà với việc đào tạo nghề, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) - cho rằng, cần có các kịch bản đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cụ thể, phù hợp với thực tế của cả NLĐ và doanh nghiệp, tránh đào tạo chung chung hay ồ ạt. Ngoài ra, về lâu dài, cần có chiến lược về đào tạo lại cho những lao động thất nghiệp, có nguy cơ bị mất việc làm, trong đó xác định rõ những nhóm ngành nghề nào thực sự cần thiết mới đào tạo.

Để tăng tính hấp dẫn của chính sách BHTN, nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho nhóm lao động đặc thù này, Cục Việc làm đang nghiên cứu đề xuất các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan theo hướng nâng mức hỗ trợ học nghề cho lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp; xây dựng danh mục nghề nghiệp, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, nguyện vọng của NLĐ...

Theo thống kê, năm 2015 có hơn 24.000 người được hỗ trợ học nghề. Đến cuối năm 2020, tổng số hơn 251.000 người được hỗ trợ học nghề, với số tiền hỗ trợ từ Quỹ BHTN hơn 482 tỷ đồng. Số người được hỗ trợ học nghề chỉ chiếm khoảng 5% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự ngày 13/11: Công bố lí do đề nghị kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Trường Đại học Điện lực thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Bộ Nội vụ thông tin về lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức

Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông điều động nhân sự lãnh đạo

Luật Việc làm (sửa đổi): Kỳ vọng cho thị trường lao động bền vững

Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về

4 công việc phổ biến dành cho tân sinh viên muốn có thêm thu nhập

Nhân sự 8/11: Bộ Quốc phòng sáp nhập hai Cục; Ban Tuyên giáo Trung ương bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

95,4% hộ gia đình không thay đổi thu nhập trong tháng 10/2024

Nhân sự 4/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước có tân Vụ trưởng

Nhân sự Trung ương: Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng; thông tin về cương vị mới của NSND Xuân Bắc

Tiếp tục cảnh báo chiêu trò tuyển dụng lao động thời vụ

Nhân sự 1/11: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại VTV; nhiều địa phương bổ nhiệm cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 2/11/2024: Miền Bắc vùng núi trời rét; miền Trung sắp mưa lớn

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Nhân sự 31/10: Tổng Giám đốc VTV làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; ai thay vị trí của NSND Xuân Bắc?