Thứ bảy 23/11/2024 12:14

Lãng phí tài nguyên đất

Mới đây, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015).

Ảnh minh họa: Internet

 - Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra những yếu kém trong quy hoạch quản lý sử dụng đất. Hệ quả là đất đã bị cơ chế thị trường chi phối và làm méo mó quy hoạch, dẫn đến tình trạng chiếm giữ đất làm khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf rồi bỏ hoang, sử dụng sai mục đích...

GS Đặng Hùng Võ- nguyên Thứ trưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho biết, tính đến cuối tháng 12/2010, cả nước đã dành một diện tích đất tự nhiên là 72.000 ha để thành lập 260 khu công nghiệp (KCN), tỉ lệ lấp đầy các dự án chưa đạt 50%, trong đó 172 KCN đã đi vào hoạt động và 88 KCN đang xây dựng. Ngoài các KCN, còn có rất nhiều cụm công nghiệp do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. Tính đến cuối năm 2009, cả nước đã có 918 cụm công nghiệp được thành lập và hoạt động nhưng tỉ lệ sử dụng chỉ đạt 26,4%.

Năm 2010, chỉ tiêu Quốc hội cho phép các địa phương giao đất cho DN làm mặt bằng sản xuất- kinh doanh phi nông nghiệp là 44.000 ha, nhưng trên thực tế có rất nhiều địa phương giao đất tới 93.000 ha, gây thừa diện tích đất tại các KCN. Việc sử dụng đất phát triển đô thị, đất ở tại đô thị cũng bị giao vượt chỉ tiêu Quốc hội cho phép. Năm 2010 Quốc hội cho phép là 111.000ha nhưng các địa phương đã giao tới 134.000 ha.

Hiện nay, trên địa bàn cả nước đang triển khai hơn 2.500 dự án nhà ở và khu đô thị mới. Diện tích nhà ở mỗi năm tăng lên 20-25 triệu m2. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy, việc sử dụng quỹ đất chưa hợp lý còn nhiều bất cập, đất đô thị thì tràn lan nhưng đất dành cho các công trình phúc lợi, công cộng, cho người thu nhập thấp và đối tượng nghèo thành thị thì quá hạn chế.

TS. Lê Tuyển Cử- Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư- cho rằng, nguyên dẫn đến tình trạng thừa đất tại các KCN là do một số KCN triển khai không đúng tiến độ. Mặt khác, do một số địa phương nôn nóng trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nên đã phát triển quy hoạch không phù hợp với hạ tầng.

Để giải quyết tình trạng này, theo ông Lê Tuyển Cử, cần phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất theo nguyên tắc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực của đất nước trong thời gian trước mắt và lâu dài; nghiên cứu xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất dịch vụ nông nghiệp có hiệu quả. Từng bước khai thác diện tích đất chưa sử dụng của cả nước đưa vào khai thác cho hợp lý. Đồng thời điều chỉnh quy hoạch KCN đến năm 2015 và hướng đến 2020 theo nguyên tắc hạn chế tối đa việc phát triển KCN trên đất trồng lúa có năng suất ổn định.

Cùng quan điểm trên, ông Lê Quốc Dung- nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội- nhận định, chỉ tiêu đất đô thị và đất ở đô thị là vấn đề rất quan trọng trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Vì vậy, cần có giải pháp để chống lại sự tác động, bóp méo của cơ chế thị trường. Cần có hướng giải quyết triệt để tình trạng cấp phép khi chưa có quy hoạch đô thị. Giai đoạn tới đây, Quốc hội cần sớm có quyết định chỉ tiêu đất đô thị và đất ở đô thị. Đặc biệt là đối với các KCN, để tránh được tình trạng cấp phép tràn lan, sử dụng đất kém hiệu quả, cần có chế tài đủ mạnh đẩy nhanh tiến độ của các dự án, sớm đưa vào sử dụng nhằm khắc phục tình trạng dự án bỏ hoang.

Tình trạng lãng phí sử dụng đất trong việc xây dựng các sân golf có thể nói là đáng báo động. Chỉ có 13/59 dự án sử dụng đất đúng mục đích, còn lại đều thực hiện sai mục đích khiến quy hoạch méo mó. Ban đầu, các chủ đầu tư lập dự án đều rất khả thi nhưng sau lại tìm cách xin chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ dự án sang mục đích sử dụng khác, dẫn đến tình trạng hoang hóa tại nhiều nơi, tạo nên những bức tranh nham nhở trong quy hoạch đô thị.

Thành Nam

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh