Thứ tư 20/11/2024 07:44

Làng Nủ và 'tiếng gọi' chảy vào tim đồng bào cả nước

Hơn 300 chiến sĩ đã rời khỏi làng Nủ để lại những ân tình sâu sắc với người dân nơi đây, tình quân dân chính là "tiếng gọi" chảy vào tim đồng bào cả nước.

Ngày 10/9/2024 là một ngày đau thương với người dân làng Nủ khi cơn lũ tràn về cuốn phăng tất cả, nhà cửa, tài sản và nhiều sinh mạng. Và làng Nủ cũng là cái tên được tìm kiếm nhiều nhất trên google với sự sẻ chia, đồng cảm vô bờ của đồng bào cả nước.

Các cán bộ, chiến sĩ thuộc Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng Lào Cai, Trường Trung cấp Biên phòng đã khẩn trương có mặt ứng cứu làng Nủ, tìm kiếm người mất tích. Ảnh: Văn Duẩn

Trong suốt 17 ngày, từ khi xảy ra trận lũ quét do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3(Yagi), làng Nủ bị nhấn chìm trong tang tóc, đẫm lệ… cha mất con, vợ mất chồng, con cái bơ vơ không còn cha mẹ… nỗi đau hoang hoải, chất chồng, bầm tím cả núi rừng. Hơn thế, vẫn còn nhiều thi thể bị trôi dạt, vùi lấp, họ đi đâu về đâu? Những người dân đã từng sống chết với ngôi làng máu thịt của mình trải qua một thảm họa thiên nhiên ngoài sức tưởng tượng, dường như họ không còn đủ sinh lực để bước tiếp.

Những ngày đầu tiên sau trận lũ quét, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ thuộc Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng Lào Cai, Trường Trung cấp Biên phòng đã khẩn trương có mặt ứng cứu làng Nủ, tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ bà con dựng nhà tạm, di chuyển đồ đạc tới nơi an toàn. Ròng rã 17 ngày, đến nay, làng Nủ đã ghi nhận 57 người thiệt mạng, số người mất tích đã dần được tìm thấy, còn lại 10 người vẫn đang được các lực lượng ngày đêm kiếm tìm.

Hình ảnh những cán bộ, chiến sỹ trong điều kiện khó khăn, gian khổ vây bủa luôn thể hiện tinh thần tiến công, tấm lòng tất cả vì dân, dầm mình trong bùn đất ngập sâu, dưới thời tiết khắc nghiệt, nguy hiểm để tìm kiếm nạn nhân mất tích. Ảnh: Văn Duẩn

Ngày 24/9, đoàn cán bộ, chiến sĩ quân đội đã rút bớt lực lượng, còn lại gần 200 cán bộ, chiến sĩ thuộc Ban Chỉ huy quân sự huyện bảo Yên và dân quân ở lại tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mất tích và giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống. Đó cũng là một ngày đặc biệt, chứa đựng bao cung bậc cảm xúc, ngậm ngùi, sự tiếc nuối, ân tình, trống vắng… gửi gắm nhiều tình cảm xúc động của người dân làng Nủ. Người già, trẻ em... tất cả đều lưu luyến không rời, từ bao giờ họ đã coi những chiến sĩ bộ đội chính là người thân của mình, điều đó đã an ủi họ, giúp họ có đủ nghị lực để vượt qua nỗi đau hiện tại...

Hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ trong điều kiện khó khăn, gian khổ vây bủa luôn thể hiện tinh thần tiến công, tấm lòng tất cả vì dân, dầm mình trong bùn đất ngập sâu, dưới thời tiết khắc nghiệt, nguy hiểm để tìm kiếm nạn nhân mất tích, họ tái thiết lại làng bản, vun vén cuộc sống mới, động viên, sẻ chia, đồng cảm với nỗi đau, sự mất mát của bà con… tất cả đọng lại, in dấu trong trái tim của người làng Nủ.

Mặc dù không có mặt chứng kiến nhưng cuộc chia tay đó được truyền thông báo chí ghi lại đã lan tỏa tới người dân, hàng triệu con tim đã bật khóc khi xem những hình ảnh ấy, rồi lần lượt được chia sẻ qua mạng xã hội... Thêm một lần nữa, đồng bào cả nước thấm sâu hơn tình quân dân tại làng Nủ. Hình ảnh các chiến sĩ rời khỏi nơi đây như một thước phim quay chậm ghi lại cuộc chia tay thắm đượm nghĩa tình quân dân, gợi nhớ bao khoảnh khắc lịch sử về những người lính, bộ đội Cụ Hồ từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ.

Dù trong chiến tranh hay thời bình, đáp lời non sông, khi Tổ quốc cần, các anh sẵn sàng, không quản ngại khó khăn, gian khổ, che chở, bảo vệ nhân dân bằng tình thương yêu vô bờ. Những tấm lòng cao cả của anh bộ đội Cụ Hồ, đặc biệt, những tình cảm ấm áp của họ làm ấm lại những trái tim đã quá đớn đau, hao khuyết của người dân làng Nủ, là "mầm sống" của làng Nủ, làm rung động bao con tim của đồng bào cả nước đang chung tay góp công sức với nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tàn khốc.

Bác Hồ đã từng nói: “Quân với dân như cá với nước”, đoàn kết quân dân là nguồn sức mạnh của “Bộ đội Cụ Hồ”. Trong những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, nhân dân ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương đã vượt lên những khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần để chắt chiu từng hạt gạo, chút muối, tấm áo giúp đỡ bộ đội. Nhân dân và bộ đội cùng nhau chiến đấu và anh dũng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Thời bình xây dựng đất nước, nhân dân và bộ đội cùng nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn…

Tình quân dân là nguồn sức mạnh để quyết chiến, quyết thắng, vượt qua mọi gian khổ vì tự do, ấm no, hạnh phúc. Ảnh: Văn Duẩn

Hình ảnh người dân xếp hàng dài và đưa tiễn các chiến sĩ theo từng bước chân, tay trong tay, và những cái ôm thật chặt, những giọt nước mắt lăn dài, trên tay mỗi chiến sĩ là món quà bình dị của vùng đất Phúc Khánh… như tấm lòng trao gửi để mãi mãi nhớ về người dân làng Nủ. Tiếng gọi từ làng Nủ "chảy" vào trái tim của đồng bào cả nước về sự chung tay của cộng đồng, sẻ chia trước những mất mát, về tình quân dân, là nguồn sức mạnh để quyết chiến, quyết thắng, vượt qua mọi gian khổ vì tự do, ấm no, hạnh phúc.

Trước khi rời làng Nủ, các chiến sĩ nghiêm trang cúi chào những vong linh còn nằm lại dưới những lớp đất sâu có lẽ là điều chưa từng diễn ra trong lịch sử. Đó là điều đặc biệt, có lẽ chỉ riêng có ở Quân đội nhân dân Việt Nam. Là hình ảnh làm nghẹn ngào, thổn thức, lay động nhiều trái tim người Việt. Hơn bao giờ hết tiếng đồng bào, "bầu ơi thương lấy bí cùng" lại thấm đượm trong hoàn cảnh không ít khó khăn này. Chúng ta tin tưởng hơn vào sức mạnh tinh thần đoàn kết, vượt khó của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là lòng dân.

Thu Thủy
Bài viết cùng chủ đề: cơn bão số 3

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam tại Thuỵ Điển làm 'cầu nối' cho hàng Việt Nam

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường