Chủ nhật 24/11/2024 17:45

Lan tỏa chương trình bình ổn giá

Năm 2013 đã qua đi với rất nhiều khó khăn, thử thách. Chịu tác động lớn từ những biến động kinh tế trong nước và thế giới, nhưng Hà Nội đã kiểm soát được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm tăng dưới 8%, thấp hơn nhiều so với năm 2012. Đạt được kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của Chương trình bình ổn giá.

Người tiêu dùng yên tâm với hàng bình ổn giá

 - Bình ổn giá gắn với cuộc vận động dùng hàng Việt

Năm 2013, UBND TP. Hà Nội đã quyết định sử dụng vốn ngân sách thành phố 318 tỷ đồng tạm ứng cho 13 doanh nghiệp (DN) với lãi suất 0% để mua tạm trữ 7 nhóm hàng thiết yếu phục vụ công tác bình ổn giá (BOG) gồm: Gạo tẻ, thịt lợn, thịt gà - vịt, trứng gia cầm, thủy hải sản, dầu ăn, rau, củ.

Ông Hồ Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, với mục tiêu đưa hàng BOG đến với nhiều đối tượng người tiêu dùng, Hà Nội đã chú trọng cung cấp các sản phẩm thịt tươi, rau, củ, quả từ những cơ sở sản xuất uy tín, chất lượng trong và ngoài thành phố đến tay người sử dụng.

Thành phố đã thiết lập được 610 điểm bán hàng BOG, trong đó có 278 điểm khu vực ngoại thành, 58 điểm bán hàng tại các chợ trên địa bàn Hà Nội. Chương trình cũng đã mở được 6 điểm bán hàng tại các khu công nghiệp (KCN); đưa hàng bình ổn tới 20 bếp ăn tập thể của các trường học, các công ty; 1.650 điểm bán hàng liên doanh, liên kết để phục vụ khoảng 25.000 đối tượng thu nhập thấp. Đặc biệt, tất cả các điểm BOG trên địa bàn Hà Nội đều có biển nhận diện rõ ràng, tất cả các mặt hàng có cùng chủng loại, chất lượng, nguồn gốc và được thống nhất về giá bán. Hoạt động bán hàng BOG được lồng ghép với chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

13 DN tham gia BOG tại thành phố đã dự trữ hàng hóa phục vụ Tết tương ứng với số vốn 318 tỷ đồng được UBND TP tạm ứng.

Năm qua, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị sản xuất và thương mại tổ chức 38 phiên chợ hàng Việt tại 16 huyện ngoại thành và trên 440 chuyến bán hàng lưu động về nông thôn, KCN, khu chế xuất (KCX). Các chương trình này hầu hết do Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) - đơn vị chủ công trong công tác BOG của Hà Nội - đảm nhiệm. Hapro đã thực hiện 38 phiên chợ Việt và 138 chuyến bán hàng lưu động về nông thôn, các KCN, KCX. Ông Nguyễn Hữu Thắng- Chủ tịch Hội đồng quản trị Hapro- cho biết, hiện Hapro đang tập trung triển khai, thực hiện 38 chuyến phiên chợ Việt còn lại vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ. Ngoài ra, Hapro còn tổ chức các chuyến bán hàng lưu động tại 2 xã miền núi thuộc huyện Thạch Thất, Mỹ Đức để góp phần phục vụ đồng bào các xã vùng sâu, vùng xa đón Tết.

Bên cạnh đó, việc tổ chức chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” và “Tháng khuyến mại Hà Nội” cũng đã thực sự có tác động tới hoạt động sản xuất- kinh doanh của DN, mang đến cho người tiêu dùng những hàng hóa chất lượng, giá cả hấp dẫn, góp phần vào việc kiềm chế lạm phát.

Tăng nguồn cung, mở rộng đối tượng tham gia

Với nhiều hình thức thực hiện phong phú, chương trình BOG của Hà Nội đã trở thành công cụ điều tiết giá hữu hiệu, có vai trò định hướng, dẫn dắt giá cả các mặt hàng thiết yếu, qua đó hạn chế, kiểm soát được tình trạng đầu cơ tăng giá. Tác động đó không chỉ dừng lại ở Hà Nội mà còn lan tỏa đến các địa phương lân cận.

Nhận xét về chương trình này của Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đánh giá, với lượng hàng hóa dồi dào, giá hợp lý, chất lượng đảm bảo, chương trình đã góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường và ổn định đời sống người dân. Thứ trưởng cũng cho rằng, Hà Nội cần đặc biệt lưu ý lên kế hoạch cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu, chú trọng liên kết thương mại vùng, bảo đảm chi phối và kiểm soát giá cả khi phát sinh những tình huống dễ làm biến động thị trường.

Ông Lê Hồng Thăng- Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, dự kiến trong dịp Tết Giáp Ngọ, nhu cầu tiêu dùng tăng từ 15 - 18% so với các tháng bình thường. 13 DN tham gia BOG tại thành phố đã dự trữ hàng hóa phục vụ Tết tương ứng với số vốn 318 tỷ đồng được UBND TP tạm ứng. Ngoài ra, bằng các nguồn vốn huy động khác, các DN đã chủ động dự trữ số lượng hàng gấp đôi so với số lượng hàng hóa thiết yếu được giao dự trữ với số tiền lên đến 630 tỷ đồng, đáp ứng 30% nhu cầu của 7 nhóm hàng thiết yếu và chủ động bình ổn giá đối với 2 nhóm hàng đường, thực phẩm chế biến, đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm dịp Tết.

Để đảm bảo số lượng cũng như đa dạng chủng loại hàng hóa phục vụ thị trường Hà Nội dịp Tết, Sở Công Thương đã tổ chức đưa các DN đi khảo sát, ký kết hợp đồng khai thác hàng hóa từ các tỉnh khác đưa về Hà Nội tiêu thụ, cụ thể: thịt lợn, khai thác thêm từ Bắc Ninh, Ninh Bình, Nghệ An và một số tỉnh ở khu vực miền Nam; thịt gà từ các trang trại thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang; trứng gia cầm từ Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh; rau, củ từ Hải Dương, Vĩnh Phúc, Đà Lạt.

Dự báo năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội của thủ đô tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu của Hà Nội là tập trung tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất- kinh doanh, đồng thời tiếp tục các giải pháp BOG, kiểm soát thị trường, kiềm chế lạm phát. Thực hiện tốt việc này sẽ giúp Hà Nội duy trì tăng trưởng kinh tế năm 2014 ở mức 9%, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi cho người lao động.

Ông Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

Năm 2014, thành phố tiếp tục triển khai chương trình BOG theo diện rộng, điều hành Quỹ BOG một cách hiệu quả nhằm hạn chế tối đa tác động tăng giá do yếu tố tâm lý. Đặc biệt chú trọng mở rộng đối tượng tham gia chương trình cũng như tăng thêm các nhóm hàng trong diện bình ổn, mở rộng các điểm bán hàng BOG ra ngoại thành, các KCN, KCX, phục vụ công nhân lao động; tiếp tục đưa hàng thực phẩm như gạo, thịt, trứng vào các trường trung học chuyên nghiệp, trường mầm non, đặc biệt là đưa hàng Việt đến các huyện miền núi... để ngày càng có nhiều người dân được thụ hưởng chương trình của thành phố.

Tuy nhiên, để công tác BOG mang lại hiệu quả cao, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành. Cùng với việc kiểm soát tốt giá đầu vào, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi găm giữ, đầu cơ hàng hóa, kiểm tra công tác công khai giá bán hàng hóa, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết tại các chợ để ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ.

Lê Kim Liên

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc