Thứ tư 13/11/2024 18:32

Lần đầu tiên tổ chức Hội nghị “Tuần lễ Năng lượng châu Á-Thái Bình Dương”

Hội nghị với chủ đề “Kiến tạo năng lượng tương lai” sẽ được tổ chức trực tuyến từ ngày 9 đến ngày 10/3/2021.

Các chuyên gia trong ngành điện và năng lượng, các bên liên quan của Chính phủ và hàng nghìn khách hàng khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ cùng tham dự Hội nghị trực tuyến đầu tiên do Siemens Energy châu Á – Thái Bình Dương tổ chức.

Hội nghị Tuần lễ Năng lượng trực tuyến tạo nền tảng cho các bên liên quan cùng xác định toàn cảnh hệ thống năng lượng cho các thế hệ tương lai

Hội nghị tập trung vào các đối thoại và kế hoạch hành động quan trọng liên quan đến chuyển đổi năng lượng, sự thay đổi bức tranh năng lượng, các thách thức và cơ hội phía trước cũng như sự cân bằng giữa nhu cầu về năng lượng với việc phát thải carbon bằng 0 và biến đổi khí hậu.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với những vấn đề như quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, dân số tăng cao và nhu cầu năng lượng ngày càng lớn. Chỉ riêng khu vực này, nhu cầu năng lượng dự kiến tăng từ 12,327 TWh năm 2018 lên đến 22,245 TWh vào năm 2040. Với những tác động lâu dài do dịch COVID-19 và hiện tượng biến đổi khí hậu đang được cảm nhận rất rõ rệt hiện nay thì thay đổi cơ bản trong hệ thống điện năng dù sớm hay muộn cũng phải được thực hiện.

Châu Á-Thái Bình Dương cũng là khu vực chiếm hơn một nửa mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu và 10% dân số vẫn trong tình trạng thiếu điện cơ bản, chính vì vậy, hội nghị trực tuyến này là một sự kiện quan trọng và là động lực để ngành năng lượng tập trung và tiến tới hợp tác cho một tương lai phát triển bền vững, hiệu quả, giá thành hợp lý và dễ dàng tiếp cận phục vụ Mục tiêu phát triển bền vững số 7 của Liên Hợp Quốc.

Hội nghị gồm 7 phiên thảo luận sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến tài chính cho các dự án năng lượng bền vững, tích hợp năng lượng tái tạo vào các lưới điện, tích hợp số hóa, khử carbon trong các ngành công nghiệp và sử dụng hydro xanh. Tính đến nay, ước tính 16% sản lượng điện trên thế giới dựa trên các công nghệ của Siemens Energy. Đi cùng với thị phần quan trọng này là trách nhiệm giúp định hình phương hướng và tương lai cho ngành điện, tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo và giảm phát thải các bon vì lợi ích chung của toàn xã hội.

Ông Brian Byrne – Phó chủ tịch tập đoàn Siemens Energy phụ trách Khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhấn mạnh: Kì vọng tăng trưởng của châu Á – Thái Bình Dương chiếm 80% nhu cầu tăng trưởng năng lượng dự kiến cho năm 2040. Đầu tư vào nguồn năng lượng, nguồn cung và cơ sở hạ tầng cần phải dựa trên cân bằng giữa sự gia tăng về nhu cầu năng lượng và bảo vệ trái đất. Hành trình hướng tới một hệ thống năng lượng an toàn, giá cả hợp lý và bền vững hơn chỉ có thể đạt được thông qua sự hợp tác mạnh mẽ và bền chặt. Hội nghị Tuần lễ Năng lượng trực tuyến tạo nền tảng cho các bên liên quan cùng xác định toàn cảnh hệ thống năng lượng cho các thế hệ tương lai.

Tiến sỹ Roland Wein, Phát ngôn viên của Phòng Thương mại Đức tại nước ngoài (AHKs) khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết, AHK trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là đại diện cho lợi ích của khoảng 13,000 công ty trong khu vực. Chúng tôi tham gia tích cực vào các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế trong khuôn khổ sáng kiến giải pháp Năng lượng Đức, do bộ Kinh tế và Năng lượng Liên

bang Đức phối hợp tổ chức và tài trợ. “Với tư cách là một phòng thương mại song phương, chúng tôi không chỉ hỗ trợ đối thoại trong mạng lưới của mình mà còn hỗ trợ các dự án cụ thể về hệ thống năng lượng tái tạo, các giải pháp tiết kiệm năng lượng, lưới điện thông minh và công nghệ lưu trữ với mục tiêu rõ ràng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”- Tiến sỹ Roland Wein bày tỏ.

Theo ông Marc Becker – Giám đốc điều hành Khối Kinh doanh nước ngoài của công ty Siemens Gamesa cho biết: Tất cả các quốc gia cũng như các công ty đều nhận thấy sự cấp thiết trong việc hướng tới nền kinh tế các bon thấp để đối phó với biến đổi khí hậu. Ngoài vấn đề bảo vệ môi trường, các công nghệ năng lượng tái tạo của Siemens Gamesa đang đóng góp cho việc phục hồi của toàn cầu từ đại dịch COVID-19. “Là một công ty được coi như không phát thải carbon từ năm 2020, chúng tôi vui mừng nhận thấy hiệu quả của việc tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sạch và chi phí hợp lý trên toàn thế giới cũng như lợi ích lâu dài”- ông Marc Becker khẳng định.

Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao

Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng điều chỉnh giá như thế nào tại 21 tỉnh thành phía Nam?

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024

Hải Dương: Chấp thuận dự án truyền tải điện tổng mức đầu tư hơn 783 tỷ đồng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Sửa đổi Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư: Động lực mới cho ngành điện Việt Nam

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ