Thứ hai 23/12/2024 03:41

Làm thế nào để chống gian lận thi cử?

Cứ đến cao điểm mùa thi cũng là lúc thị trường các sản phẩm tai nghe, ghi hình siêu nhỏ vào mùa nhộn nhịp. Vậy làm thế nào để chống gian lận trong thi cử?

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, hiện nay thí sinh có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu nhiều loại thiết bị gian lận thi cử khác nhau chỉ qua một vài thao tác click chuột.

Chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm "tai nghe siêu nhỏ" trên các sàn thương mại điện tử, các trang web, các hội nhóm trên mạng xã hội, người dùng lập tức tìm được hàng trăm sản phẩm có xuất xứ đa dạng, đủ loại hình dáng với giá chỉ từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng, tùy loại. Thậm chí, một số nơi còn hỗ trợ cho thuê với giá chỉ từ 200.000 đồng/ngày.

Ngay trong ngày 26/6 vừa qua, một đường dây mua bán thiết bị siêu nhỏ giúp gian lận trong thi cử với quy mô toàn quốc vừa bị công an triệt phá trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Chủ yếu các giao dịch thông qua Feacebook, Zalo, hoặc kết nối số điện thoại mời chào mua bán camera wifi siêu nhỏ, tai nghe siêu nhỏ, thiết bị định vị hỗ trợ gian lận thi cử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 ở Lâm Đồng..

Các thiết bị công nghệ cao được rao bán trên mạng thường được dùng để gian lận trong thi cử

Trước đó, để phòng chống gian lận công nghệ cao trong thi cử, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, UBND các tỉnh thành thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao, và tập trung vào một số trọng tâm nhằm tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm Bộ Giáo dục và Đào tạo phải ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức kỳ thi và tuyển sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thực hiện kỳ thi an toàn, chính xác, đúng quy định. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi và tuyển sinh. Đặc biệt, phối hợp với Bộ Công an, các địa phương để có giải pháp phòng chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao vào việc gian lận trong kỳ thi.

Gian lận trong các kỳ thi luôn là vấn đề mà các tổ chức giáo dục trên thế giới cố gắng loại bỏ. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ và sự phát triển của internet ngày một mạnh mẽ, bài toán ngăn chặn gian lận trong thi cử ngày một khó khăn hơn.

Mặc dù sự phát triển của các thiết bị công nghệ khiến gian lận trong các kỳ thi trở nên dễ dàng hơn, song chúng cũng chính là những công cụ mà các quốc gia khác nhau sử dụng để ngăn chặn sự thiếu trung thực trong học tập.

Tại Trung Quốc, máy bay không người lái, công nghệ nhận dạng khuôn mặt và vân tay, bộ chặn tín hiệu điện thoại di động và máy dò không dây… được sử dụng để ngăn chặn gian lận trong kỳ thi.

Theo Global Times, năm 2020, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lần đầu đã được áp dụng tại tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) trong việc giám sát thí sinh. AI có khả năng phân tích hành vi và nét mặt của các thí sinh, qua đó khoanh vùng những người dự thi có biểu hiện đáng ngờ, giúp giám thị phát hiện và tiến hành kiểm tra đối tượng. Khu vực Nội Mông (Trung Quốc) sử dụng hệ thống nhận dạng vân tay thay cho phương pháp xác minh danh tính truyền thống.

AI cũng được áp dụng để giám sát các thí sinh trong kỳ thi online của Đại học Quản lý Singapore (SMU) và Học viện Công nghệ Singapore (SIT) trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát. Các sinh viên buộc phải làm bài thi trước webcam của máy tính và AI sẽ quan sát chuyển động của mắt để phát hiện ra các hành vi gian lận. Trình duyệt internet trên máy tính bị khóa, do đó các thí sinh không thể truy cập mạng.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã thiết kế một chương trình được hỗ trợ bởi AI, có thể phát hiện các văn bản được sao chép với độ chính xác tới 90%. Phần mềm với tên gọi Ghostwriter có khả năng tìm kiếm các yếu tố như ngôn ngữ, cấu trúc câu và sự khác biệt để chỉ ra rằng bài thi có được sao chép từ của một thí sinh khác hay không.

The Economist cho biết, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn gian lận trong các bài kiểm tra ở trường, các chính phủ tại khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong nhiều năm đã thực thi việc ngắt kết nối internet trên toàn quốc trong mùa thi.

Phần mềm phát hiện gian lận của các sính viên Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Lao Động

Kể từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2018, giới chức Algeria quyết định cắt toàn bộ mạng internet và sóng di động một giờ đồng hồ trước khi mỗi bài thi bắt đầu. Cùng với biện pháp ngắt kết nối internet, máy dò kim loại được trang bị tại các điểm thi để bảo đảm không thí sinh nào có thể mang thiết bị hỗ trợ truy cập internet vào phòng thi. Camera giám sát và thiết bị nhiễu sóng cũng được lắp đặt. Chính phủ Algeria thậm chí còn thông qua luật xử phạt lên tới 15 năm tù đối với những người cố tình gian lận thi cử.

Việc ngắt kết nối internet tạo ra một “cơn đau đầu” cho nền kinh tế. Các thương nhân bị chặn khỏi thị trường, các doanh nghiệp không thể xử lý thanh toán điện tử và bệnh viện không thể tìm kiếm hồ sơ bệnh nhân.

Nhưng không thể cứ mãi chạy theo kiểu cháy đến đâu, dập đến đó, luôn ở thế bị động mà phải làm thế nào để triệt tiêu ngay từ gốc để thí sinh không còn cơ hội, điều kiện hay bất kỳ ý định nào gian lận thi cử. Ngoài những biện pháp về mặt kỹ thuật, siết chặt công tác coi và chấm thi …, cần có những giải pháp từ gốc.

Trước hết, cần có mức kỷ luật nặng hơn với những trường hợp cố tình gian lận thi cử. Không chỉ bị đình chỉ thi năm đó mà không cho thi nhiều năm sau nữa (chứ không dừng lại 2 năm như hiện nay). Giáo dục học sinh ngay từ nhỏ rằng đạo văn cũng như bất kỳ hành vi gian lận nào trong thi cử, học hành là phạm pháp, là vi phạm đạo đức và có biện pháp chế tài thích đáng. Phần lớn thí sinh gian lận thi cử là mong muốn được vào các trường tốp đầu, vì vậy cần thay đổi cách thức thi sao cho đánh giá người học không chỉ dựa vào điểm số của một kỳ thi mà cả một quá trình và bằng nhiều hình thức khác.

Bên cạnh đó, cần thay đổi hình thức thi cử, có một số môn học về xã hội, nhiều quốc gia thay bằng thi cử thì có thể viết một bài luận, hoặc một bài nghiên cứu trình bày về quan điểm, ý kiến của thí sinh đối với vấn đề theo chủ đề nhất định và được dựng thành videoclip thay vì phải ngồi phòng thi, ban giám khảo sẽ xem các videoclip do thí sinh dựng và quyết định chấm điểm.

Tuy nhiên dù theo cách nào thì cách tốt nhất để loại bỏ gian lận trong các kỳ thi, trước hết là việc thúc đẩy thí sinh nghiên cứu sâu hơn các môn học được dạy. Kết nối các môn học ở trường với thế giới thực là cách hữu hiệu để ngăn chặn gian lận trong kỳ thi. Hơn nữa, các cơ sở giáo dục có thể cần xem xét việc khuyến khích ý thức, trách nhiệm và tính liêm chính của học sinh thông qua các giải pháp kỹ thuật số và chiến lược khác nhau.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: gian lận thi cử

Tin cùng chuyên mục

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu