Chủ nhật 24/11/2024 12:57

Lai Châu chỉ đạo ứng phó với dông lốc, mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3

UBND tỉnh Lai Châu ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với dông, lốc sét, mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn...

Theo đó, công điện của UBND tỉnh Lai Châu nêu rõ: Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Tây bão số 3, dự báo từ chiều ngày 07/9 tỉnh Lai Châu có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, lượng mưa phổ biến từ 10-30mm, có nơi trên 50mm; từ đêm 07/9 đến ngày 08/9 tỉnh Lai Châu có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-120mm, có nơi trên 150mm, trong mưa dông đề phòng lốc, sét, gió giật mạnh. Mưa lớn có khả năng gây ngập lụt tại các vùng trũng, thấp, lũ quét, sạt lở đất...

Bão số 3 (Yagi) bắt đầu đổ bộ đất liền (Ảnh: chinhphu)

Để chủ động ứng phó với hoàn lưu bão, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (Ban chỉ huy) tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ban chỉ huy các huyện thành phố và các cơ quan, có liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau: Chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, hoàn lưu bão, các hiện tượng mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” và theo phương án ứng phó với thiên tai đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện phê duyệt, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của người dân;

Các sở, ban, ngành tỉnh, các lực lượng vũ trang trên địa bàn phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động triển khai các phương án phòng chống lũ quét, sạt lở đất, theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm khẩn trương rà soát, chủ động huy động lực lượng tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ bị sạt lở, lũ ống, lũ quét; không để người dân sinh sống tại các lán trông coi thủy sản, nương rẫy, không vớt củi khi có lũ lớn; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với tình huống xảy ra sạt lở, chia cắt.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về kiến thức, kỹ năng ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét và gió giật mạnh như: gia cố, chằng, chống mái nhà hiện dùng vật liệu dễ bị tốc, vỡ (proximăng, ngói); che chắn xung quanh bảo vệ vật dụng trong nhà, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại. Cảnh báo và tổ chức kiểm soát người qua lại tại các khu vực ngầm, tràn, đường bị ngập, tuyên truyền nhắc nhở, kiên quyết không để nhân dân vớt củi, bắt cá, lội qua suối… khi đang có lũ.

Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát, sẵn sàng các phương án ứng phó khi có tình huống thiên tai xảy ra, đặc biệt là bố trí lực lượng xung kích, vật tư, phương tiện tại chỗ, sẵn sàng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Tổ chức khắc phục các tuyến giao thông bị sạt lở; kiểm tra, đảm bảo hệ thống thoát nước của các công trình giao thông; duy trì thực hiện việc cảnh báo tại vị trí nguy hiểm, vị trí có nguy cơ gây ách tắc giao thông; chủ động, thường xuyên theo dõi diễn biến hiện trạng điểm sạt lở và tổ chức phân luồng giao thông.

Chủ động kiểm tra, rà soát, có biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện thực hiện vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình; cảnh báo sớm người dân vùng hạ du khi có nguy cơ xảy ra sự cố; đặc biệt đối với các hồ thủy lợi, thủy điện xung yếu, yêu cầu bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống. Chủ các hồ đập chịu trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến vận hành hồ chứa nước về Ban chỉ huy cấp tỉnh, huyện và các cơ quan liên quan để chỉ đạo phối hợp vận hành các hồ chứa, có phương án xử lý kịp thời.

Tổ chức trực ban 24/24, thường xuyên đi kiểm tra tại cơ sở, phát hiện nơi có nguy cơ cao xảy ra thiên tai, có giải pháp triển khai ngay tại cơ sở; thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của thời tiết, kịp thời báo cáo về Ban chỉ huy tỉnh.

Các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng rà soát tiến độ thực hiện của các dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công và có phương án ứng phó kịp thời với tình huống bất lợi khi thiên tai xảy ra, đảm bảo an toàn cho công trình, đặc biệt đối với các dự án xây dựng tại khu vực sông, suối như: kè, công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt...

Minh Thư
Bài viết cùng chủ đề: cơn bão số 3

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ