Thị trường bán lẻ: Hàng nội trong “cơn lốc” đầu tư ngoại

Kỳ I: “Cơn lốc” đổ bộ của các nhà đầu tư ngoại

3 năm trở lại đây, song song với việc nhiều nhà đầu tư ngoại tăng tốc mở rộng mạng lưới bán lẻ như Lotte Mart, Circle K…, có một “cơn lốc” đầu tư mới của các đại gia bán lẻ khác đến từ châu Á như BJC, Central Group (Thái Lan), Aeon (Nhật Bản), Emart (Hàn Quốc) tác động mạnh mẽ đến thị trường bán lẻ Việt Nam. Vậy, vị thế và vai trò hàng Việt sẽ ra sao?
Kỳ I: “Cơn lốc” đổ bộ của các nhà đầu tư ngoại
Hàng nông sản Việt tại Emart

Sự đổ bộ ào ạt của các nhà bán lẻ ngoại đã tác động không nhỏ đến thị trường bán lẻ Việt Nam. Nhiều ý kiến tỏ ra quan ngại về vị thế hàng Việt trong các kênh phân phối do các nhà đầu tư ngoại sở hữu.

Các chiêu thức thâm nhập thị trường

Có mặt sớm nhất tại Việt Nam là Big C (Pháp) và Metro & Carry (Đức), sau đó là Lotte Mart (Hàn Quốc). Các đại gia này bước vào thị trường Việt Nam theo lối truyền thống: Đầu tư bài bản “chậm mà chắc”.

Những đại gia này với nguồn lực tài chính vững mạnh đã từng bước đầu tư mở rộng mạng lưới trong nhiều năm qua. Kết quả, Big C đã có 32 siêu thị phủ rộng trên cả nước sau 18 năm hiện hữu. Metro Cash & Carry có 19 trung tâm bán lẻ sau 12 năm cho tới khi chuyển nhượng lại cho Berli Jucker (BJC) của Thái Lan vào năm 2014. Lotte Mart hiện cũng có 12 siêu thị sau 8 năm đầu tư, đã có kế hoạch mở rộng tới 60 siêu thị vào năm 2020.

Chậm hơn chút, chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K (Hồng Kông) trong 3 năm đầu “dò đường”, từ năm 2015 đã thực sự bùng nổ, nhanh chóng mở rộng mạng lưới từ 100 cửa hàng đầu năm 2015 lên 150 cửa hàng đầu năm 2016 và mục tiêu là 200 cửa hàng Cirle K vào cuối năm 2016...

Mặc dù mới chính thức đầu tư 60 triệu USD mở siêu thị đầu tiên tại Việt Nam cuối năm 2015 nhưng Emart đã có kế hoạch tiếp tục mở rộng thêm mạng lưới tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác.

Với chiêu thức “đổ bộ nhanh” bằng các thương vụ M&A, các đại gia bán lẻ Thái Lan và Nhật Bản đã nhanh chóng làm thay đổi cục diện thị trường bán lẻ Việt Nam.

Mở màn là BJC mua lại Metro Việt Nam với giá 879 triệu USD năm 2014. Tiếp đó, Central Group mua 49% cổ phần của Nguyễn Kim hồi cuối năm 2015. Cuối tháng 4/2016, Central Group tiếp tục gây chấn động thị trường khi mua Big C với giá hơn 1 tỷ USD.

Trong khi đó, Aeon (Nhật Bản) ngoài tự đầu tư xây các đại siêu thị còn thực hiện hàng loạt thương vụ M&A để “phủ sóng” ở tất cả các phân khúc, kinh doanh bán lẻ dưới nhiều hình thức: Trung tâm mua sắm, cửa hàng bách hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Chẳng hạn, Trung tâm mua sắm Aeon Mall cần diện tích lớn nên tập trung ở khu vực ven trung tâm, ngoại thành; cửa hàng bách hóa, siêu thị như Aeon - Citimart, Aeon - Fivimart đặt ở trung tâm thành phố, chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop len lỏi vào mọi ngõ ngách ở trong thành phố...

Hàng Việt có bị “hất cẳng”?

Không thể phủ nhận sự đổ bộ ào ạt của các nhà bán lẻ ngoại đã tác động không nhỏ đến thị trường bán lẻ Việt Nam, xuất xứ hàng hóa đa dạng hơn, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn… Song, nhiều ý kiến tỏ ra quan ngại về vị thế hàng Việt trong các kênh phân phối do các nhà đầu tư ngoại sở hữu.

Trả lời vấn đề hàng Việt trong siêu thị Lotte, ông Hong Won Sik - Tổng giám đốc Lotte Việt Nam - khẳng định: Lotte Mart sẽ phát triển theo mô hình “một điểm đến nhiều lựa chọn”, xây dựng siêu thị phục vụ người Việt, nên sẽ ưu tiên tối đa cho hàng Việt.

Kỳ I: “Cơn lốc” đổ bộ của các nhà đầu tư ngoại
Aeon vừa đầu tư vừa M&A để nhanh chiếm lĩnh các phân khúc thị trường bán lẻ Việt Nam

Tương tự, ông Lê Hữu Tình - Giám đốc marketing Emart Việt Nam - cho biết, Emart là một siêu thị của người Việt, hoạt động theo phương châm giá rẻ, tập trung vào những mặt hàng có chất lượng, nên cơ cấu hàng tại siêu thị có tới 95% hàng Việt. Ngay từ lúc chưa khai trương, Emart đã họp mặt hơn 1.000 nhà cung cấp Việt Nam tại GEM (Q1, TP. Hồ Chí Minh) để chuẩn bị hàng hóa cho siêu thị.

Khi Central Group mua lại Big C, có nhiều ý kiến quan ngại “đại gia” này sẽ ưu tiên đưa hàng Thái vào Việt Nam. Đại diện Central nêu rõ quan điểm: Central Group cung cấp các sản phẩm và thương hiệu được lựa chọn kỹ lưỡng để phục vụ khách hàng từ nhiều nhà cung cấp tại Việt Nam, châu Á cũng như trên toàn thế giới. Central Group chỉ đơn giản là tìm kiếm những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng tại Việt Nam...

Không phải Central Group, Nguyễn Kim, Big C... có quyền quyết định mà chính người tiêu dùng Việt sẽ đóng vai trò tiên quyết trong việc lựa chọn sản phẩm nào phù hợp với mình.

Kỳ II: nhiều cơ hội cho hàng Việt

Nhóm PV Thời sự kinh tế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Nhiều cơ hội hợp tác phát triển dịch vụ logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc

Nhiều cơ hội hợp tác phát triển dịch vụ logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Xem thêm