Thứ sáu 25/04/2025 15:30

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.

Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; đồng thời, có 20 nhóm nội dung được các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.

Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 26 ngày; khai mạc vào ngày 20/5/2024 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024, trong đó có bố trí Quốc hội làm việc 2 ngày thứ Bảy (ngày 25/5 và ngày 8/6).

Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt, cụ thể: Đợt 1 là 17 ngày: Từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; Đợt 2 là 9 ngày, từ ngày 17/6 đến sáng ngày 27/6/2024.

"Công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp đã và đang được các cơ quan hữu quan tiến hành khẩn trương nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ, kịp thời phục vụ kỳ họp" - ông Bùi Văn Cường nhấn mạnh.

Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực các Ủy ban phụ trách nội dung phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo, các cơ quan, tổ chức có liên quan, Tổng Thư ký Quốc hội nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội; tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, tổ chức khảo sát, hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động để hoàn thiện các dự án, dự thảo... bảo đảm chất lượng các nội dung trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Dự kiến sau phiên họp này, cơ bản các nội dung trình Quốc hội đều đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Chỉ còn một số nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, báo cáo về kiến nghị của cử tri và một số nội dung vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7… sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 5/2024.

Tổng Thư ký Quốc hội đã có văn bản gửi Chính phủ đề nghị chỉ đạo các cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các nội dung này để gửi cơ quan thẩm tra chậm nhất là ngày 23/4/2024 trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp.

Trong thời gian qua, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tăng cường công tác chỉ đạo, chủ động phối hợp với cơ quan hữu quan, tích cực triển khai rà soát, hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phục vụ kỳ họp; trong đó đã triển khai một số công việc chủ yếu sau: Xây dựng dự thảo Đề án tổ chức công tác thông tin, báo chí tuyên truyền trước, trong và sau kỳ họp, đặc biệt là các dự án Luật tác động lớn, có sự quan tâm của cử tri và nhân dân; tài liệu định hướng các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền về các nội dung trình Quốc hội…

Triển khai tổ chức biên soạn, tổng hợp thông tin, tài liệu tham khảo phục vụ đại biểu Quốc hội tại kỳ họp; chuẩn bị công tác bảo đảm để tiếp nhận và trả lời yêu cầu cung cấp thông tin của đại biểu Quốc hội trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp.

Bên cạnh đó, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, nhất là hệ thống kỹ thuật, âm thanh của phòng họp, công tác bảo đảm an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, lễ tân, hậu cần, phòng, chống dịch bệnh, ăn, ở, đi lại của đại biểu và các công tác bảo đảm khác.

Đến nay, Tổng Thư ký Quốc hội đã nhận được 17/17 ý kiến góp ý của các cơ quan, trong đó, cơ bản nhất trí với dự kiến nội dung Kỳ họp; một số ý kiến đề nghị các vấn đề cụ thể; Chính phủ đề nghị điều chỉnh lùi thời gian trình 01 nội dung và bổ sung 13 nội dung khác để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

Tham gia phát biểu ý kiến tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ đã quan tâm chuẩn bị nội dung từ sớm, từ xa, có nhiều văn bản chỉ đạo, nên so với những kỳ họp trước, Chính phủ đã có chuyển biến tích cực hơn trong chuẩn bị nội dung Kỳ họp.

Tại kỳ họp này, dự kiến nội dung trình là rất lớn, trong đó, có nhiều luật được thông qua cũng như xin ý kiến lần đầu, Chính phủ sẽ tiếp tục tích cực đôn đốc để sớm hoàn thiện các nội dung trình. Tuy nhiên, còn một số nội dung báo cáo cần cập nhật, tổng hợp dữ liệu, số liệu để đảm bảo kịp thời, chính xác, nên các cơ quan trình sẽ tiếp tục cập nhật để gửi tới các đại biểu Quốc hội đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

4 Thiếu tướng, 6 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá