Thứ sáu 15/11/2024 08:28

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Đầu tư 84.463 tỷ đồng cho 3 công trình đường bộ cao tốc

Tổng mức đầu tư 3 công trình đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1) khoảng 84.463 đồng.

Giải quyết “điểm nghẽn” về hạ tầng giao thông

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1) (gọi tắt là 03 dự án).

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trình bày Tờ trình về Chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa -Vũng Tàu (giai đoạn 1)

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, việc sớm đầu tư 03 dự án là hết sức cấp thiết với lý do thực hiện các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết, Thông báo của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế của vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và các vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Ngoài ra, tạo tiền đề, động lực và không gian mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo; phát triển phương thức vận tải bền vững hiện đại, góp phần giảm tai nạn giao thông.

Về phạm vi, quy mô đầu tư, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 53,7 km qua 02 tỉnh, kết nối thành phố Biên Hòa với cảng biển Cái Mép - Thị Vải; đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 - 6 làn xe.

Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5 km qua 02 tỉnh, kết nối thành phố Buôn Ma Thuột với cảng biển Nam Vân Phong; đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe.

Dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188,2 km qua 04 tỉnh/thành phố, kết nối thành phố Châu Đốc với cảng biển Trần Đề; đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ đã xây dựng một số cơ chế chính sách đặc thù và nếu được áp dụng, dự kiến tiến độ các dự án như sau: Chuẩn bị đầu tư năm 2022, khởi công năm 2023, dự án Biên Hòa - Vũng Tàu cơ bản hoàn thành năm 2025; dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cơ bản hoàn thành một số đoạn có lưu lượng lớn năm 2025 và toàn tuyến năm 2026.

Tổng mức đầu tư các dự án khoảng 84.463 tỷ đồng

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thông tin, sơ bộ tổng mức đầu tư các dự án khoảng 84.463 tỷ đồng. Trên cơ sở tiến độ triển khai 03 dự án, dự kiến nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 60.124 tỷ đồng, chuyển tiếp giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 24.339 tỷ đồng.

Nguồn vốn giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ dự kiến bố trí từ: Kế hoạch đầu tư côngtrung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã dự kiến phân bổ cho 03 dự án khoảng 26.147 tỷ đồng; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải sau khi rà soát, sắp xếp lại khoảng 2.203 tỷ đồng; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội khoảng 9.620 tỷ đồng; tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 khoảng 13.796 tỷ đồng; ngân sách địa phương khoảng 8.358 tỷ đồng.

Trong 2 năm 2022, 2023, Chính phủ ưu tiên giải ngân hết toàn bộ nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hộicho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư 3 Dự án này với những lý do đã nêu tại Tờ trình Chính phủ nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng thông qua. Đồng thời, việc đầu tư các tuyến cao tốc này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các vùng có tuyến cao tốc đi qua, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần đánh giá kỹ tính cấp thiết, khả năng bố trí nguồn lực, đánh giá tác động của việc sử dụng vốn đầu tư công triển khai cùng lúc nhiều dự án hạ tầng đối với lạm phát, khả năng giải ngân, hấp thụ vốn, sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, năng lực quản lý, khả năng gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu.

Bên cạnh đó, hiện nay các tỉnh thuộc phạm vi các dự án đang triển khai, thực hiện lập quy hoạch tỉnh, do đó đề nghị các địa phương cần cập nhật, cụ thể hóa các Dự án này trong quy hoạch tỉnh để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống quy hoạch, đặc biệt là việc kết nối thuận lợi cảng biển, cảng hàng không, các khu công nghiệp, du lịch, trung tâm logistics…; lựa chọn phương án hướng tuyến tối ưu, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Một số ý kiến cho rằng việc triển khai thực hiện nhiều dự án đường cao tốc với quy mô yêu cầu kỹ thuật phức tạp trong cùng một thời gian ngắn sẽ cần một nguồn lực rất lớn, trong khi các địa phương được giao triển khai thực hiện 3 Dự án cũng chưa có kinh nghiệm về tổ chức thực hiện dự án đường cao tốc.

"Chính phủ và các địa phương cần cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho các Dự án này và các dự án quan trọng khác cùng được triển khai, đồng thời cần tăng cường vai trò của Bộ Giao thông vận tải trong việc tổ chức thực hiện" - ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: hạ tầng giao thông

Tin cùng chuyên mục

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan tàu tuần tra, tàu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cảng Chùa Vẽ

Tổng Bí thư Tô Lâm dự hội nghị trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án tại Hải Phòng

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Long An quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu 7,5 tỷ USD năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra

Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng