Thứ bảy 23/11/2024 14:31
Dấu ấn chiến lược và hành trình 10 năm kinh tế “xanh” tại Quảng Ninh

Kỳ cuối: Dám nghĩ, dám làm, sáng tạo và bứt phá

Đó là những đúc kết bằng "vàng" được rút ra trong tiến trình trọn 1 thập kỷ phát triển, hướng tới không gian xanh trong phát triển của tỉnh Quảng Ninh.

Như một Việt Nam thu nhỏ, tỉnh Quảng Ninh có cả rừng, cả biên giới đất liền và bờ biển. Bởi vậy sự phát triển của Quảng Ninh không chỉ là mang dấu ấn đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình 60 năm hình thành và phát triển của địa phương mà còn mang ý nghĩa với cả nước.

Dấu ấn của những người đi đầu đổi mới

Một trong những bài học nổi bật rút ra từ 10 năm kiên trì cho mục tiêu phát triển kinh tế xanh của Quảng Ninh là khát vọng, tâm thế đi đầu đổi mới của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo nơi đây từ tỉnh cho đến cơ sở.

Điều quan trọng không kém là khát vọng ấy, tâm thế ấy đã truyền được cảm hứng cho cả hệ thống chính trị, để từ cảm hứng đi đến động lực trong tư duy, trong cách làm, trong hành động để đưa tốc độ đổi mới của Quảng Ninh không phải tính bằng năm mà bằng tháng, thậm chí cả tuần với hiệu quả, chất lượng thực chất.

Hình ảnh một Quảng Ninh đổi mới không ngừng đó được hình thành từ những ý tưởng đột phá của lãnh đạo nơi đây, từ người Bí thư Tỉnh uỷ đến Bí thư cấp cơ sở, từ người đứng đầu chính quyền đến phụ trách một khu, cụm dân cư. Quảng Ninh đã có những đột phá trong huy động và sử dụng nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, du lịch đồng bộ, hiện đại; đột phá trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đột phá trong cải cách hành chính, trong quy hoạch, trong tuyển dụng, đào tạo cán bộ, xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Những đột phá ấy đến từ sự mạnh mẽ trong tư duy dám làm, dám hành động và phải làm được của các thế hệ cán bộ nơi đây. Không chỉ đổi mới một lần là xong, đổi mới và đột phá còn đòi hỏi cả sự kiên trì, tin ở nội lực, tin ở tư duy của mình. Những mô hình mà nay đã trở thành thực tiễn ở Quảng Ninh đã cung cấp những cơ sở, luận cứ quan trọng để cả nước thêm vững tin đổi mới, hướng tới những mục tiêu dài hạn như tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đổi mới và đột phá nghĩa là vai trò của người đứng đầu tổ chức đảng, đứng đầu chính quyền nơi đây nặng nề hơn, áp lực cũng lớn hơn và do đó cũng đòi hỏi quyết tâm chính trị cao hơn. Bởi đặt mình vào một tâm thế chưa từng có tiền lệ là cả một sự bản lĩnh nhưng cũng là con đường ngắn nhất để biến khát vọng phát triển xanh thành hiện thực. Quảng Ninh đã có cả độ dài thế kỷ đi cùng mô hình phát triển nâu, áp lực để vươn tới mô hình xanh là không hề nhỏ. Hơn ai hết đội ngũ những cán bộ lãnh đạo nơi đây hiểu rất rõ điều này. Họ đã dũng cảm bước vào công cuộc chuyển đổi không chỉ vì địa phương mình mà còn cho cả khu vực cho cả nước, để như những làn gió đẩy cánh buồm phát triển đi xa hơn.

Cũng vì thế mà bài học dám làm, dám chịu trách nhiệm của những con người đứng mũi chịu sào nơi đây mà càng thêm ý nghĩa, nhất là bối cảnh hiện nay rằng không thể ngại hoàn cảnh, không thể ngại thời cuộc để chọn cho mình những lối đi đã định sẵn, đã được lên kịch bản.

Và Quảng Ninh không bao giờ bằng lòng với những gì đã làm được. Để thực hiện mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp, hiện đại, phát triển kinh tế xanh dựa trên khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm cảng biển của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế, là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, tỉnh Quảng Ninh xác định phải có thêm nhiều cách làm mới đột phá hơn.

Trong đó, tư duy phải mở rộng không gian phát triển nhằm tạo ra động lực tăng trưởng mới, giá trị mới cho kinh tế và ngân sách nhà nước. Tỉnh xác định tâm là TP. Hạ Long trở thành thành phố du lịch văn minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế; phía Tây là khu kinh tế Quảng Yên với chuỗi đô thị, dịch vụ, công nghiệp sạch, công nghệ cao và du lịch văn hóa - lịch sử tâm linh đặc sắc, có sức hấp dẫn cao; phía Đông sẽ hình thành chuỗi đô thị vệ tinh sinh thái dịch vụ, du lịch, tổng hợp, hiện đại cao cấp và kinh tế biển với mũi đột phá là Khu kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

Đổi mới ghi dấu ấn vai trò của giáo dục và xây dựng nguồn nhân lực

Kinh nghiệm của những thành công trong chuyển đổi các mô hình là việc coi trọng và đặt đúng chỗ giáo dục, đưa giáo dục trở thành động lực phát triển cả hiện tại và tương lai. Bài học thành công của Quảng Ninh là phát triển kinh tế là không được phép quên hoặc thiên lệch yếu tố văn hoá xã hội.

Phát triển giáo dục đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ làm động lực là một trong những bài học thành công nổi bật của tỉnh Quảng Ninh.

Đối với tỉnh Quảng Ninh, từ đòi hỏi của tầm nhìn chiến lược, tỉnh đã xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược để thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững. Ngay từ năm 2014, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 9/6/2014 “về đẩy mạnh cải cách hành chính và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Quảng Ninh” và UBND tỉnh đã ban hành Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Từ năm 2015, tập trung triển khai Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 293) với phạm vi, quy mô toàn tỉnh, bao phủ toàn diện về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.

Qua 5 năm triển khai Đề án, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức 702 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 39.577 lượt học viên, trong đó: đào tạo, bồi dưỡng trong nước 571 lớp, với 35.542 lượt học viên; đào tạo, bồi dưỡng trong nước mời giảng viên nước ngoài 77 lớp, với 2.774 lượt học viên; đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài 54 lớp, với 1.261 lượt học viên. Đội ngũ cán bộ đương chức và trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp sở và cấp phòng của tỉnh cơ bản đã được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm.

Quảng Ninh hôm nay

Tất cả những điều này đã góp phần quan trọng đưa hình ảnh vùng đất, con người Quảng Ninh là vùng đất, con người với ý chí cách mạng quật cường từng bước vươn lên mạnh mẽ trở thành địa phương có tư duy năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới.

Chuyển đổi kinh tế từ "nâu" sang "xanh" - cuộc cách mạng của sự đoàn kết

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời trong một những lời căn dặn thiết tha nhất của Người là về tinh thần đoàn kết. Người nói: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Với Người, đoàn kết phải là thực chất. Đoàn kết tuyệt đối không phải là để bao che, bảo vệ vây cánh mà đoàn kết là yếu tố sống còn để tạo sức mạnh, động lực, sự toàn tâm toàn ý hướng tới những mục tiêu lớn, những thành công và cũng còn để thành công sau lớn hơn thành công trước.

Vùng mỏ, đất mỏ Quảng Ninh đã là minh chứng rất đẹp của tinh thần đoàn kết trong những năm tháng cùng cả nước đấu tranh giành độc lập tự do. Và nay trong chuyển đổi mô hình phát triển, tinh thần đoàn kết càng cần được phát huy, bổi đắp thêm những giá trị mới, tinh thần mới.

Tinh thần đoàn kết cũng còn là chỗ dựa để tại các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (2010-2015), XIV (2015-2020), Quảng Ninh kiên định với mục tiêu tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh", đồng thời coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, tầm nhìn dài hạn. Bởi tiến trình chuyển đổi ấy thực sự là một cuộc cách mạng. Mà với mỗi một cuộc cách mạng, tinh thần đoàn kết là yếu tố tiên quyết để đi đến thành công.

Kiên định mục tiêu tăng trưởng xanh, Quảng Ninh đã quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện; gắn nhiệm vụ thực hiện Chiến lược với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cụ thể hóa thành các mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các cấp, ngành và toàn thể nhân dân tập trung thực hiện.

Công tác quản lý bảo vệ môi trường đã được các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt. Nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường của người dân, tổ chức, doanh nghiệp đã được nâng lên rõ rệt. Môi trường trên địa bàn tỉnh nhìn chung được cải thiện, mức độ ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực được kiểm soát… Các phong trào giảm thiểu rác thải nhựa đã nhận được sự đồng tình và hưởng ứng tích cực của người dân, các đơn vị cùng sự vào cuộc tự giác của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Những đổi thay đáng kể, những thành công ngoạn mục của Quảng Ninh có được hôm nay bên cạnh những việc kết tinh những tinh thần dám nghĩ, dám làm, phát huy lợi thế, tiềm năng còn có cơ sở của việc xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận của cả hệ thống chính trị. Và hôm nay đây nhìn lại, đoàn kết vẫn nguyên vẹn là điểm tựa để từ đó Quảng Ninh đi tới tương lai.

Vĩ thanh

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho biết, thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tập trung phát triển các ngành kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh nhằm thực hiện tốt các định hướng đã nêu trong Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đó là xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế tầm cỡ và liên kết với các địa phương trong vùng hình thành cụm ngành du lịch với các sản phẩm độc đáo, sức cạnh tranh cao; giữ vững sự ổn định và phát triển ngành than theo quy hoạch bền vững hơn gắn với đẩy mạnh dịch chuyển năng lượng; tạo đột phá trong thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế…; chuyển đổi từ quy hoạch phát triển khu công nghiệp theo tư duy truyền thống sang phát triển “hệ sinh thái công nghiệp”; phát triển nông nghiệp sinh thái, đa giá trị gắn với xây dựng nông thôn hiện đại.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn