Kon Tum: Phát huy hiệu quả nguồn vốn khuyến công

Trong 3 năm từ 2018 - 2020, đã có 28 doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh Kon Tum được thụ hưởng hỗ trợ từ chương trình khuyến công với tổng kinh phí 5,336 tỷ đồng; giúp các đơn vị này mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hiệu quả thiết thực

Công ty CP Kora Group (phường Thắng Lợi, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) chuyên sản xuất các loại nước uống từ hồng đẳng sâm, nấm linh chi. Ông Bền Chí Thịnh - Chủ tịch HĐQT - cho biết, sản phẩm của công ty đã đến được với nhiều tỉnh thành trong cả nước và đơn vị đang có kế hoạch cho việc xuất khẩu. “Để có được kết quả này, Kora nhận được sự “tiếp sức” lớn và thiết thực từ chương trình hỗ trợ máy móc khuyến công”, ông Thịnh cho hay.

Kon Tum: Phát huy hiệu quả nguồn vốn khuyến công
Ông Bền Chí Thịnh bên hệ thống máy chế biến và chiết rót sản phẩm - dự án được hỗ trợ từ kinh phí khuyến công Kon Tum năm 2019

Ông Thịnh cho biết, năm 2018, ngay khi có ý định thành lập công ty chế biến sâu để tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho các nông đặc sản của địa phương, đơn vị đã tìm đến sự hỗ trợ của chính sách khuyến công để đầu tư máy móc đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đơn vị đã lập đề án và được hỗ trợ kinh phí mua máy móc thiết bị theo diện chương trình khuyến công địa phương năm 2019.

“Chúng tôi được hưởng lợi từ chính sách khuyến công khi đầu tư hệ thống gồm máy chế biến và chiết rót sản phẩm nước nấm linh chi và hồng đẳng sâm. Tổng mức đầu tư của hệ thống máy vào khoảng 450 triệu đồng, trong đó, khuyến công hỗ trợ 150 triệu đồng”, ông Thịnh nói và cho biết thêm, hiện tại hệ thống máy móc đã hoạt động đạt 80% công suất, và sẽ còn tăng lên trong thời gian tơi.

“Kinh doanh luôn phải chú ý đến tối ưu hóa sản phẩm, giảm sức lao động. Từ sự hỗ trợ của chương trình khuyến công, giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí sản xuất, chuyên sâu vào cải thiện và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, đến thời điểm hiện tại, Kora đã được người tiêu dùng đón nhận tích cực”, ông Thịnh chia sẻ và cho hay, trong thời gian tới, Kora sẽ đầu tư thêm nhiều trang thiết bị máy móc để tăng sản lượng, đảm bảo cung cấp ra thị trường. “Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như chính sách khuyến công vô cùng thiết thực cho các doanh nghiệp. Chúng tôi mong muốn ngày càng có nhiều hơn nữa các đơn vị, cơ sở sản xuất được thụ hưởng hỗ trợ từ chương trình này”, ông Thịnh nói.

Công ty TNHH Apanax (thôn Tân Lập B, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) là một trong số những đơn vị được thụ hưởng chính sách khuyến công năm 2020. Điểm đặc biệt, đơn vị đã biết đến chương trình khuyến công qua lời giới thiệu từ Công ty Kora.

“Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, cơ sở sản xuất đó là vốn đầu tư máy móc thiết bị. Chúng tôi có sự đồng hành của chương trình khuyến công để mạnh dạn đầu tư hệ thống máy sấy chuối công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 900 triệu đồng, trong đó, khuyến công hỗ trợ 200 triệu đồng”, bà Nguyễn Thị Minh Ngọc - Giám đốc Công ty thông tin.

Với dàn máy sấy chất lượng, mỗi ngày Công ty Apanax có thể chế biến tới 2 tấn chuối tươi, giải quyết đầu ra của nông sản chuối cho hàng nghìn nông dân tại huyện Đăk Hà và những huyện lân cận của tỉnh Kon Tum.

Kon Tum: Phát huy hiệu quả nguồn vốn khuyến công
Với lò hơi 500kg cùng hệ thống máy sấy trái cây, mỗi ngày Công ty Apanax có thể chế biến tới 2 tấn chuối tươi, giải quyết đầu ra cho nông sản huyện Đăk Hà và một số huyện lân cận

“Bà đỡ” của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ

Là đơn vị đang lập đề án để thụ hưởng hỗ trợ từ chính sách khuyến công địa phương Kon Tum năm 2021, Công ty TNHH Yến sào Kon Tum (phường Ngô Mây, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) kì vọng chương trình khuyến công sẽ “tiếp sức” để doanh nghiệp mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến máy móc để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. “Chúng tôi đang mong muốn được hỗ trợ hệ thống diệt khuẩn công nghệ cao tự động cho dây chuyền sản xuất nước yến. Khi được phê duyệt, hệ thống sẽ giúp chuẩn hóa qui trình sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm yến sào Kon Tum”, ông Đặng Xuân Hùng - Giám đốc Công ty bày tỏ.

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại tỉnh Kon Tum - ông Võ Văn Mười - hiện phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại. Nắm bắt được tình tình hình thực tế đó, Sở Công Thương Kon Tum chỉ đạo và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh tiếp cận nguồn vốn khuyến công hàng năm. Hoạt động khuyến công của Sở Công Thương Kon Tum đã phát huy vai trò là “bà đỡ” cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, từ khâu hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại hóa sản xuất cho đến xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Trong giai đoạn 2018 - 2020, đối với khuyến công địa phương, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt hỗ trợ cho 24 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật với tổng kinh phí 3,464 tỷ đồng; đối với khuyến công quốc gia, Bộ Công Thương phê duyệt 4 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật với tổng kinh phí 1,872 tỷ đồng.

Ông Mười cho biết, hiện đơn vị đang thẩm định và hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc cho doanh nghiệp theo chương trình khuyến công địa phương năm 2021 đợt 1 với tổng số tiền 850 triệu đồng cho 6 đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, dự kiến, năm nay, sẽ có 1 đơn vị chế biến sản phẩm ván gỗ sẽ được hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật theo chương trình khuyến công quốc gia với tổng kinh phí 1 tỷ đồng.

Kon Tum: Phát huy hiệu quả nguồn vốn khuyến công
Công ty Yến sào Kon Tum là một trong những đơn vị sản xuất đang lập đề án để thụ hưởng hỗ trợ khuyến công đầu tư máy móc thiết bị nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Các đơn vị được hỗ trợ khuyến công phần lớn là các đơn vị có nguồn vốn mỏng như đơn vị có sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, những đơn vị khởi nghiệp có sản phẩm mới…. “Chương trình khuyến công kỳ vọng tạo điều kiện cho các đơn vị này sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, đảm bảo cung cấp ra thị trường tiêu thụ; giải quyết hàng trăm lao động nông thôn tại địa phương, tăng thu ngân sách địa phương”, ông Mười nói.

Theo phê duyệt của UBND tỉnh Kon Tum, ngân sách dành cho hoạt động khuyến công địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025 là 8,275 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật; phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn; cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công, phổ biến kinh nghiệm, mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; tư vấn, hỗ trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ phát triển các cụm công nghiệp.
Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động