Kinh tế toàn cầu năm 2022: Đối mặt với nhiều rủi ro

Biến chủng Omicron, lạm phát, khủng hoảng Evergrande của Trung Quốc, cuộc chạy đua tại các thị trường mới nổi, các chính sách thắt chặt và bất ổn chính trị khắp nơi sẽ khiến kinh tế thế giới càng khó đoán.

Bên cạnh đó, một số chính sách kinh tế có thể diễn ra tốt hơn mong đơị. Các chính phủ vẫn giữ nguyên các hỗ trợ tài khoá, kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc có thể thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ hơn. Các khoản tiết kiệm trong đại dịch cũng có thể kích thích tiêu dùng toàn cầu hậu đại dịch.

Biến chủng Omicron

Vẫn còn quá sớm để kết luận bất kỳ điều gì về biến chủng nCoV mới nhất này. Dù có khả năng lây nhiễm cao hơn, khả năng gây tử vong của biến thể này có vẻ như thấp hơn các biến thể trước đây. Điều này có thể giúp thế giới nhanh chóng bình thường như trước khi đại dịch xuất hiện. Các đợt phong tỏa đã khiến người dân ngừng đếm phòng gym hay nhà hàng. Thay vào đó, họ mua nhiều hàng hóa hơn. Theo chuyên trang tài chính Bloomberg, việc tiêu dùng cân bằng trở lại có thể kéo tăng trưởng toàn cầu lên 5,1% so với dự báo 4,7% như trước.

Tuy nhiên, trong trường hợp xấu hơn, biến chủng vừa lây lan nhanh, vừa nguy hiểm hơn, các nền kinh tế sẽ bị kéo tụt. Chỉ cần 3 tháng quay về thời kỳ phong tỏa chặt nhất như năm 2021, tăng trưởng năm 2022 sẽ tụt về 4,2%. Trên thực tế, một số nước, như Anh, đã tái khởi động quá trình này.

Trong kịch bản này, nhu cầu sẽ yếu hơn và các vấn đề về nguồn cung của thế giới vẫn còn tồn tại, khiến người lao động bị loại khỏi thị trường, đồng thời, thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục gặp khó do các vấn đề logistics. Trong tháng cuối cùng của năm 2021, thành phố Ninh Ba (Trung Quốc) – một cảng trung chuyển hàng hoá lớn nhất thế giới – đã phải thực hiện các biện pháp đóng cửa mới.

Lạm phát

Đầu năm nay, Mỹ được dự báo kết thúc năm với lạm phát 2%. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này đã tiệm cận 7%. Năm 2022, một lần nữa giới quan sát dự báo con số 2%. Nhưng việc không đạt vẫn có khả năng xảy ra.

Omicron chỉ là một trong những nguyên nhân cho việc này. Lương nhân công trong năm tới cũng có thể tăng cao. Căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng kéo giá khí đốt lên cao. Biến đổi khí hậu kéo theo các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn, từ đó đẩy giá lương thực tăng vọt.

Mặc dù vậy, không phải tất cả rủi ro đều đi theo hướng tiêu cực. Trong trường hợp đợt dịch mới bùng phát, việc đi lại bị ảnh hưởng, giá dầu sẽ giảm. Dù vậy, sự kết hợp giữa lạm phát và tăng trưởng chậm sẽ càng đẩy các ngân hàng trung ương vào thế khó.

Mỹ nâng lãi suất

Lịch sử đã chỉ ra việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt tiền tệ có thể khiến các thị trường lao đao đến thế nào đẩy mức độ rủi ro của nền kinh tế lên cao. Chỉ số S&P 500 đang gần ngưỡng bong bóng và giá nhà tại Mỹ cũng chỉ kém thời kỳ khủng hoảng dưới chuẩn năm 2007.

Bloomberg Economics dự báo nếu Fed nâng lãi suất 3 lần trong năm sau và ra tín hiệu sẽ tiếp tục nâng lãi cho đến khi chạm 2,5%, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ tăng lên và suy thoái sẽ xuất hiện vào đầu năm 2023.

Việc Fed nâng lãi cũng sẽ kéo giá đồng đôla lên, châm ngòi cho dòng vốn tháo chạy khỏi các nền kinh tế đang phát triển. Năm 2013 và 2018, các quốc gia chịu thiệt hại nặng nhất là Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Còn năm sau, Brazil và Ai Cập có thể được bổ sung vào danh sách các nền kinh tế gặp rủi ro. Trong khi đó, Ả Rập Xê-út, Nga và Đài Loan, với khoản nợ thấp và số dư tài khoản vãng lai cao, dường như ít bị ảnh hưởng nếu như dòng vốn tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi.

Trung Quốc tăng trưởng chậm

Quý III/2021, kinh tế Trung Quốc đã chững lại. Tác động tổng hợp từ hãng bất động sản Evergrande, các đợt phong tỏa liên tiếp vì Covid-19 và khủng hoảng thiếu năng lượng đã khiến GDP nước này chỉ tăng 0,8%, thấp hơn rất nhiều mức 6% mà thế giới đã quen thuộc.

Trong khi khủng hoảng năng lượng có thể dịu bớt năm sau, hai vấn đề còn lại thì đang biến chuyển tiêu cực. Chiến lược zero Covid của Bắc Kinh cũng đồng nghĩa biến chủng Omicron sẽ khiến nước này phong tỏa thêm. Với nhu cầu còn yếu và hạn chế về tài chính, hoạt động xây dựng bất động sản – chiếm 25% nền kinh tế Trung Quốc – có thể còn giảm thêm.

Bloomberg dự báo Trung Quốc tăng trưởng 5,7% năm sau. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng thực tế lùi về 3%, toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng. Các nước xuất khẩu sẽ mất thị trường tiêu thụ lớn. Các kế hoạch của Fed cũng có thể đi chệch quỹ đạo ban đầu, giống như sự cố chứng khoản của Trung Quốc.

Kinh tế toàn cầu năm 2022: Đối mặt với nhiều rủi ro

Biến động địa chính trị

Sự đoàn kết của các lãnh đạo và sự tích cực của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc kiểm soát lãi suất cho vay đã giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng vì Covid-19. Nhưng năm sau, cả hai yếu tố này có thể không còn nữa.

Cuộc bầu cử tại Italy, Pháp có thể gây chia rẽ nếu phe chỉ trích liên minh châu Âu lên nắm quyền. Nếu các phe cánh hữu lên nắm quyền – những bên luôn bày tỏ sự nghi ngờ về đồng tiền chung euro, thị trường trái phiếu châu Âu có thể không còn bình yên và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng sẽ không còn sự ủng hộ cần thiết về mặt chính trị để hành động nữa.

Phương thức tính toán của Bloomberg cho thấy, các bất ổn chính trị tại châu Âu có thể cắt giảm hơn 4% sản lượng của kinh tế khu vực này vào năm 2022, đẩy khu vực euro lại rơi vào suy thoái và làm dấy lên nghi ngờ về sự hiệu quả của nhóm nước này.

Mặt khác, các cuộc đàm phán giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu về Nghị định thư Bắc Ireland, chủ yếu liên quan đến biên giới đất liền và liên minh thuế quan khép kín sẽ diễn ra trong năm 2022. Trong trường hợp không đạt được thoả thuận, dựa vào các cuộc đàm phán trong quá khứ, sự không chắc chắn này sẽ ảnh hưởng đến đầu tư kinh doanh và phá giá đồng bảng Anh, thúc đẩy lạm phát và xói mòn thu nhập thực tế.

Giá thực phẩm và tính trạng bất ổn

Đói nghèo là một nguyên nhân gây ra bất ổn xã hội. Tác động của đại dịch và biến đổi khí hậu đã đẩy giá lương thực thế giới lên cao gần mức kỷ lục và có thể tiếp tục tăng trong năm tới.

Cú sốc giá lương thực vào năm 2011 đã gây ra những bất ổn xã hội, đặc biệt là tại các nước Trung Đông. Đến nay, nhiều quốc gia cũng chưa phục hồi được hoàn toàn.

Chính sách tài khóa thắt chặt

Các chính phủ đã chi rất mạnh tay để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp trong đại dịch. Nhiều nước giờ lại muốn thắt lưng buộc bụng. Việc giảm chi tiêu công trong năm 2022 có thể tương đương 2,5% GDP toàn cầu, lớn gấp 5 lần các chính sách thắt chặt sau khủng hoảng 2008, UBS ước tính.

Dĩ nhiên cũng có ngoại lệ. Chính phủ mới của Nhật Bản đã thông báo thêm gói kích thích kỷ lục nữa. Giới chức Trung Quốc cũng ra tín hiệu chuyển hướng sau kích thích kinh tế sau thời gian dài thắt lưng buộc bụng.

Đâu là hướng đi đúng vào năm 2022?

Không phải mọi rủi ro đều trở thành sự thật. Ví dụ, chính sách ngân sách của Mỹ vẫn có thể mở rộng hơn bây giờ - giữ cho nền kinh tế tránh khỏi bờ vực tài khoá và thúc đẩy tăng trưởng.

Trên toàn cầu, các hộ gia đình đang tiết kiệm hàng nghìn tỉ đô la. Nếu số tiền này được chi tiêu ngay khi bắt đầu quá trình phục hồi, tốc độ tăng trưởng sẽ rất nhanh.

Tại Trung Quốc, tình hình kinh tế sẽ ổn định nếu nước này tăng đầu tư vào năng lượng xanh và nhà ở giá cả phải chăng – điều này đã nằm trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của quốc gia này. Thoả thuận thương mại mới của châu Á - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – bao phủ 2,3 tỷ người và chiếm 30% GDP toàn cầu – có thể thúc đẩy xuất khẩu.

Năm 2020, các nền kinh tế đã bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch. Nhưng điều này không đúng vào năm 2021: nhiều quốc gia đã phục hồi một cách đáng kinh ngạc.

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/12: 10 lữ đoàn Ukraine tổn thất nặng ở Kursk; NATO dự đoán về đà tấn công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/12: 10 lữ đoàn Ukraine tổn thất nặng ở Kursk; NATO dự đoán về đà tấn công của Nga

10 lữ đoàn Ukraine tổn thất nặng ở Kursk; NATO dự đoán về đà tấn công của Nga,... là những thông tin "nóng" về tình hình chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/12.
NATO gần đạt đồng thuận về hỗ trợ Ukraine vào năm 2025; Nga đang tiến công dọc toàn bộ chiến tuyến

NATO gần đạt đồng thuận về hỗ trợ Ukraine vào năm 2025; Nga đang tiến công dọc toàn bộ chiến tuyến

Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết, các nước NATO gần như đã đạt được sự đồng thuận về việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/12: Nga cắt đứt huyết mạch Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine nhất quyết vào NATO?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/12: Nga cắt đứt huyết mạch Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine nhất quyết vào NATO?

Nga cắt đứt huyết mạch Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine nhất quyết vào NATO?,... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga - Ukraine tối ngày 4/12.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 4/12: Nga áp đảo tại Kursk; Tổng thống Ukraine ra lệnh khẩn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 4/12: Nga áp đảo tại Kursk; Tổng thống Ukraine ra lệnh khẩn

Nga tuyên bố thắng áp đảo tại Kursk; Tổng thống Ukraine ra lệnh khẩn, tăng cường mặt trận phía Đông... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukraine chiều 4/12.
Meta

Meta 'đặt cược' vào năng lượng hạt nhân để phát triển AI

Meta, công ty mẹ của Facebook, vừa tuyên bố đang tìm kiếm các nhà phát triển năng lượng hạt nhân để hỗ trợ mục tiêu phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/12/2024: NATO

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/12/2024: NATO 'khuyên' Ukraine tiếp tục chiến đấu

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/12/2024: NATO 'khuyên' Ukraine tiếp tục chiến đấu, khi Tổng thư ký khối này tuyên bố sẽ tiếp tục bơm vũ khí cho Kiev.
Theo Yonhap: Hàng loạt quan chức Hàn Quốc từ chức sau thiết quân luật

Theo Yonhap: Hàng loạt quan chức Hàn Quốc từ chức sau thiết quân luật

Theo tờ Yonhap, hàng loạt cố vấn cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yeol đã đệ đơn từ chức sau khi Tổng thống Yoon Seok-yeol tuyên bố thiết quân luật.
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật sau 6h ban bố

Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật sau 6h ban bố

Rạng sáng 4/12 theo giờ địa phương, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố dỡ bỏ Thiết quân luật.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/12/2024: Nga nói chưa có căn cứ đàm phán; NATO không nên vượt qua

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/12/2024: Nga nói chưa có căn cứ đàm phán; NATO không nên vượt qua ''ranh giới đỏ''

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/12/2024: Nga nói chưa có căn cứ đàm phán; NATO không nên vượt qua "ranh giới đỏ" trong cuộc xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/12: Nga giành lại 40% lãnh thổ ở Kursk; Kiev nhận thêm gói viện trợ quân sự mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/12: Nga giành lại 40% lãnh thổ ở Kursk; Kiev nhận thêm gói viện trợ quân sự mới

Nga giành lại 40% lãnh thổ ở Kursk; Kiev nhận thêm gói viện trợ quân sự mới ... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 4/12.
Hàn Quốc ban bố tình trạng thiết quân luật khẩn cấp

Hàn Quốc ban bố tình trạng thiết quân luật khẩn cấp

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 3/12 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập 'có các hoạt động chống nhà nước và âm mưu nổi loạn'.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/12: Nga tạo thế

Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/12: Nga tạo thế 'gọng kìm' ở Kupyansk; Ukraine thất thủ ở nhiều trận địa

Nga tạo thế "gọng kìm" ở Kupyansk; Ukraine thất thủ ở nhiều trận địa,... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 3/12.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 3/12: Hơn 300.000 quân Nga chuẩn bị tham chiến, lính Ukraine nhận lệnh

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 3/12: Hơn 300.000 quân Nga chuẩn bị tham chiến, lính Ukraine nhận lệnh 'đặc biệt'

Hơn 300.000 quân Nga chuẩn bị tham chiến, lính Ukraine nhận lệnh 'đặc biệt'... là những tin 'nóng' chiến sự Nga-Ukraine chiều 3/12.
Báo Nga: Tên lửa Oreshnik có thể đến London trong vòng 15 phút

Báo Nga: Tên lửa Oreshnik có thể đến London trong vòng 15 phút

Theo RIA Novosti, Hạ nghị sĩ Nga Alexei Zhuravlev đã tuyên bố tên lửa Oreshnik có thể tấn công mục tiêu ở London chỉ trong vòng 15 phút.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 3/12/2024: Đàm phán hòa bình Ukraine có thể diễn ra trong năm 2025

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 3/12/2024: Đàm phán hòa bình Ukraine có thể diễn ra trong năm 2025

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/12/2024: Đàm phán hòa bình Ukraine có thể diễn ra trong năm 2025, khi các yếu tố chính trị và tình hình chiến trường ổn định
New York Times: Ông Donald Trump cam kết bảo vệ

New York Times: Ông Donald Trump cam kết bảo vệ 'biểu tượng thương hiệu công nghiệp' của Mỹ

Ông Donald Trump cam kết ngăn chặn vụ mua lại U.S. Steel, khẳng định đây là động thái bảo vệ biểu tượng công nghiệp Mỹ trước nguy cơ bị nước ngoài chi phối.
Tổng thống Zelensky ký sắc lệnh trừng phạt các nhà cung cấp UAV cho Nga

Tổng thống Zelensky ký sắc lệnh trừng phạt các nhà cung cấp UAV cho Nga

Tổng thống Zelensky ký sắc lệnh trừng phạt mới, nhắm vào hơn 100 tổ chức và cá nhân Nga liên quan đến việc cung cấp UAV cho quân đội Nga.
Tại sao

Tại sao 'bóng ma' chiến tranh quay trở lại Syria ngay lúc này?

Lần đầu sau nhiều năm, phiến quân Syria phát động cuộc tấn công lớn tại thành phố Aleppo hôm 27/11, nguy cơ một 'lò lửa' mới lại đang hình thành tại Trung Đông.
Chiến sự Nga-Ukraine 3/12/2024: Nga sẵn sàng lực lượng dự bị tung vào mặt trận; Ukraine thiếu hụt quân số bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine 3/12/2024: Nga sẵn sàng lực lượng dự bị tung vào mặt trận; Ukraine thiếu hụt quân số bổ sung

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/12/2024: Nga sẵn sàng lực lượng dự bị tung vào mặt trận; hé lộ yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xung đột.
Ông Donald Trump cảnh báo

Ông Donald Trump cảnh báo 'địa ngục trừng phạt' với Hamas

Ông Donald Trump cảnh báo "địa ngục trừng phạt" nếu Hamas không thả con tin trước năm 2025, trong bối cảnh Israel tăng cường chiến dịch quân sự tại Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/12: Lính tinh nhuệ Ukraine rút lui ồ ạt khỏi Kursk; Kiev phá hủy hàng loạt radar Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/12: Lính tinh nhuệ Ukraine rút lui ồ ạt khỏi Kursk; Kiev phá hủy hàng loạt radar Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng ngày 3/12 chứng kiến loạt lính Ukraine tháo lui ồ ạt khỏi Kursk. Trong khi đó, 3 trạm radar của Nga ở Crimea bị UAV Kive thiêu rụi.
Cơ hội và thách thức trong bức tranh thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Cơ hội và thách thức trong bức tranh thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ nhìn nhận, trụ cột kinh tế, thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ được dự báo tiếp tục phát triển ổn định trong tổng thể quan hệ song phương.
Năng lượng xanh

Năng lượng xanh 'đặc biệt' dưới lòng đất, giải pháp lý tưởng cho các quốc gia Đông Nam Á

Địa nhiệt mang đến nguồn năng lượng sạch bền vững, tuy nhiên dường như tiềm năng khổng lồ của nguồn năng lượng này vẫn chưa được khai thác hết tại Đông Nam Á.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/12: Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/12: Nga 'đột phá' phòng tuyến Velyka Novosilka

Nga đột phá Velyka Novosilka; Tổng thống Zelensky thúc giục Mỹ thuyết phục NATO... là những tin nóng đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối ngày 2/12
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 2/12/2024: Thông tin

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 2/12/2024: Thông tin 'đổi đất lấy hòa bình' có chính xác?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/12/2024: Ukraine có sẵn sàng “đổi đất lấy hòa bình”?, khi các thông tin từ Kiev và phương Tây đều hướng tới kịch bản này
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động