Kinh phí xúc tiến thương mại liên tục giảm

Kim ngạch xuất khẩu trên đà tăng. Năm 2009: 57 tỷ USD, năm 2010: 71 tỷ USD, năm 2011: 96 tỷ USD, mục tiêu 2012 tăng 13% so với năm 2011, tương ứng 108 tỷ USD.
Kinh phí dành cho XTTM hiện còn rất thấp.

Kinh phí dành cho XTTM hiện còn rất thấp.

CôngThương - Nhưng kinh phí cho Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia (XTTM QG) 4 năm qua lại liên tục giảm. Năm 2009 là 172 tỷ đồng, năm 2010 là 120 tỷ đồng, năm 2011 là 55 tỷ đồng, năm 2012 mới được phê duyệt 15 tỷ đồng. Do trượt giá, giá trị thực của kinh phí nói trên càng thấp. Kinh phí năm 2011 chỉ đáp ứng 13,6 % nhu cầu, chỉ bằng 1/30 mức trung bình của thế giới. Cũng từ năm 2011, Chương trình XTTM QG cùng với nhiệm vụ trung tâm là đẩy mạnh XK và phải thêm việc phát triển thị trường trong nước, hỗ trợ cho thương mại miền núi, biên giới, hải đảo. Đấy là chưa kể còn phải xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp.

Kèm theo đó, theo các quy định mới về định mức chi tiêu, thủ tục giải ngân như: Quy định mức hỗ trợ tối đa cho DN đối với hội chợ triển lãm XK tại Việt Nam, định mức về tuyên truyền, quảng bá và mời khách đến Việt Nam giao dịch tại hội chợ triển lãm, định mức hỗ trợ cho 1 DN đăng ký và nhận thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu hầu như không phù hợp với thực tế.

Việc tăng XK do hợp thành của nhiều yếu tố, trong đó có tác động tích cực của XTTM, chủ yếu thông qua Chương trình XTTM QG. Điều đó đã được các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, DN thừa nhận. Nên việc cắt giảm quá nhiều kinh phí cho Chương trình XTTM QG trong năm 2012 sẽ có hụt hẫng. Ai cũng biết ngân sách eo hẹp, nhiều nhu cầu chi tiêu, nhưng bất luận hoàn cảnh nào, muốn đẩy mạnh XK, phát triển thị trường trong nước, miền núi, biên giới, hải đảo, phát triển công nghiệp cũng cần tăng kinh phí cho Chương trình XTTM QG một cách thích đáng, trước mắt là ngay năm 2012. Do vậy, nên xem việc đầu tư qua XTTM như trồng cây lâu năm, mà “cây XK”- một trong những biểu tượng của nền kinh tế đang mạnh bước trong lộ trình hội nhập, nên trong cân đối chung, cần xếp khoản chi cho XTTM là một trong những mục được ưu tiên. Đồng thời tháo gỡ vướng mắc về các định mức, thủ tục giải ngân. Chí ít, kinh phí cho XTTM cũng cần được tăng tương thích với mục tiêu tăng XK hàng năm.

Ngân sách nhà nước dù “xông xênh” cũng không thể bao quát mọi nhu cầu của XTTM, nhất là các trường hợp nhỏ, lẻ, đột xuất, mang tính đặc thù cho mỗi mặt hàng và từng DN. Vì thế, mỗi địa phương, các hiệp hội, từng DN cần có vốn đối ứng, “dùng kết quả từ XTTM nuôi XTTM”.

Với truyền thống “cái khó ló cái khôn”, “liệu cơm gắp mắm”, cần tiếp tục đổi mới hoạt động, nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả XTTM, tạo sức thúc đẩy có  trọng điểm vào thị trường, mặt hàng chủ lực, góp phần tăng trưởng xuất khẩu.

Nguyễn Duy Nghĩa

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Xem thêm