Thứ hai 23/12/2024 10:21

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý nhiều sai phạm tại các dự án BT, BOT

Chiều 20/5, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phớc trình bày trước Quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017.  

Phân bổ ngân sách thiếu căn cứ

Đánh giá về chi ngân sách nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, dự toán chi ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2017 là 1.390.480 tỷ đồng, quyết toán 1.355.034 tỷ đồng, bằng 97,6% dự toán giao. Kết quả kiểm toán cho thấy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2017 từ nguồn NSNN 4 lần sau ngày 20/12/2016; bố trí kế hoạch vốn chưa đúng thứ tự ưu tiên, chưa đúng đối tượng, vượt định mức hỗ trợ.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo

Một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ nguồn vốn ngân sách chưa chi tiết danh mục ngay từ đầu năm. “Vẫn còn tình trạng một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa chi tiết danh mục ngay từ đầu năm; phân bổ thiếu căn cứ hoặc chưa sát thực tế, chưa đủ điều kiện, không có trong kế hoạch đầu tư công; bố trí vốn còn dàn trải và ứng trước kế hoạch vốn sai quy định”- ông Hồ Đức Phớc chỉ ra.

Ngoài ra, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 phân bổ vốn cho 21 Chương trình mục tiêu chỉ đạt 53,61% so với tổng số vốn được xác định trong Nghị quyết 73/NQ-CP, dẫn đến gây áp lực cho ngân sách trong giai đoạn tiếp theo; bố trí vốn cho Chương trình phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020 không phù hợp với thời gian thực hiện chương trình, đến nay mới bố trí vốn được 16% kế hoạch vốn của chương trình, trong đó vốn ngân sách Trung ương mới bố trí được 27%, có nguy cơ không đạt được các mục tiêu của chương trình.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cũng nêu rõ, dự toán chi thường xuyên của một số địa phương được xác định chưa phù hợp với quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương được kiểm toán lập dự toán chi không sát thực tế, sai quy định; một số địa phương giao dự toán chi một số lĩnh vực chưa phù hợp định mức phân bổ của Hội đồng nhân dân tỉnh, giao dự toán lĩnh vực giáo dục và đào tạo và dạy nghề và lĩnh vực khoa học công nghệ thấp hơn mức trung ương giao; chưa ưu tiên bố trí kế hoạch vốn để thu hồi vốn ứng trước.

Bất cập các dự án BT, BOT

Đáng chú ý, theo Kiểm toán Nhà nước, hiệu quả sử dụng các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư, chất lượng công trình chưa cao, công nghệ chưa thực sự tiên tiến. Kết quả kiểm toán 9 chương trình, 23 dự án, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 21.725 tỉ đồng.

Đặc biệt, kiểm toán 8 dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) trong năm 2018 cho thấy: Hầu hết các dự án thực hiện chỉ định nhà đầu tư, chỉ định nhà thầu thi công; Phê duyệt dự án có sử dụng vốn hỗ trợ từ nguồn trái phiếu Chính phủ không đúng nội dung được sử dụng theo Nghị quyết của Quốc hội; Chưa quy định khung giá vé đối với dự án đầu tư của công trình giao thông; Nghiệm thu, thanh toán sai... Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/8 dự án là 16,2 năm so với phương án tài chính ban đầu. Trong khi đó, năm 2017 trở về trước, Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị giảm 227,4 năm của 67 dự án.

Đối với kết quả kiểm toán 7 dự án BT, ông Hồ Đức Phớc cho biết, việc giao đất chỉ định cho nhà đầu tư trái với quy định của Luật Đất đai; tạm tính tiền sử dụng đất để xác định giá trị đối ứng khi giao đất cho dự án BT tại thời điểm thực hiện dự án BT, đồng thời xác định giá đất theo phương pháp thặng dư cho phép tính chi phí dự phòng trong chi phí phát triển còn bất hợp lý, không sát hoặc phụ thuộc yếu tố chủ quan dẫn đến giá đất thấp, không sát giá thị trường làm thất thoát lớn tài sản, ngân sách nhà nước.

Hầu hết các dự án BT được chỉ định thầu, làm giảm tính cạnh tranh; thiết kế dự toán không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Các dự án BT thực hiện chủ yếu bằng vốn vay, làm tăng chi phí đầu tư dự án, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện. “Đây là lỗ hổng lớn nhất làm thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước. Kết quả kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính 2.938 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý tài chính lên đến 29% giá trị được kiểm toán”, ông Hồ Đức Phớc chỉ ra.

Lan Anh - Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua