Thứ sáu 27/12/2024 23:28

Kiềm chế lạm phát từ sự linh hoạt của chính sách

Những tháng đầu năm 2023, Việt Nam được đánh giá không thuộc nhóm nước có mức lạm phát cao và dự báo sẽ còn kiềm giữ ở mức thấp cho đến cuối năm 2023.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá. Ảnh: H.Dịu

Giữ vững mục tiêu giảm lạm phát

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, chỉ số CPI các tháng từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ năm trước có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân nhờ vào điều hành giá hợp lý, nhiều mặt hàng quan trọng như xăng dầu, giao thông… đã giảm giá giúp kiềm chế mức tăng của CPI. Hơn nữa, sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, đồng bộ và quyết liệt của các cơ quan quản lý đã giúp thị trường tránh các đợt tăng giá sốc.

Nhờ đó, chỉ số lạm phát cơ bản bình quân trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng 4,74% so với cùng kỳ năm 2022. Lạm phát tiếp tục xu hướng giảm dần trong khi lạm phát ở nhiều nước vẫn neo ở mức cao. Do đó, Việt Nam được đánh giá không thuộc nước có lạm phát cao.

Bên cạnh đó, sức ép lạm phát cũng bớt “căng” nhờ vào sự điều hành, phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc quản lý thị trường tài chính tiền tệ.

Dù nước ta cũng đối mặt với nhiều khó khăn tương đồng với tình hình kinh tế thế giới, nhưng chính sách tiền tệ lại đi “ngược dòng”. Trái với những đợt tăng lãi suất liên tục của các quốc gia như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) từ đầu năm, Việt Nam lại thực hiện 4 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5-2%. Chính sách tiền tệ của Việt Nam đã chuyển từ "chặt chẽ" trước tháng 10/2022 sang "chắc chắn" từ tháng 10/2022 và tiếp tục chuyển sang "linh hoạt, nới lỏng hơn" cho đến nay. Nhờ đó, lượng cung tiền vào nền kinh tế ở mức vừa phải, tỷ giá cơ bản ổn định, ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hút ròng về hàng trăm nghìn tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu trên thị trường mở, mua thêm khoảng 6 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối lên 95 tỷ USD.

Trong các chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua, việc bảo đảm cân bằng hài hoà, hợp lý giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu luôn được nêu cao. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá, hạn chế những biến động của mặt bằng giá gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Chính vì thế, các chuyên gia và cả cơ quan quản lý đều tin tưởng lạm phát cả năm 2023 có thể đạt mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, được "ghìm cương" không vượt qua mức 4,5%. Nhiều tổ chức quốc tế cũng dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2023 ở mức 3-5%.

Vẫn lo ngại “nhập khẩu lạm phát”, nhưng trong nguy có cơ

Chính vì lạm phát của các nước trên thế giới vẫn duy trì ở mức cao, nên với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam thì lo ngại về “nhập khẩu lạm phát” luôn hiện hữu. Thực tế, tốc độ phát triển kinh tế đang chậm lại, xuất khẩu cũng giảm do thị trường các nước giảm nhập khẩu trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng giảm, trong khi đó kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu nên diễn biến giá trong nước gắn khá mật thiết với biến động giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao và diễn biến khó lường.

Về thị trường trong nước, từ đầu tháng 7 này, nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá đã xuất hiện. Cụ thể, lương cơ bản tăng 20% có thể kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ khác trong gia đình tăng theo; giá dịch vụ du lịch tiếp đà phục hồi trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát cũng sẽ tăng, giá các mặt hàng thiết yếu tăng theo quy luật vào thời điểm cuối năm…

Tuy vậy, trong nguy luôn có cơ, Việt Nam vẫn có nhiều yếu tố thuận lợi giúp kiềm chế lạm phát, không chỉ trong cuối năm 2023 mà còn có thể vắt sang năm 2024. Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, lạm phát được hỗ trợ giảm nếu giá xăng dầu thế giới không có những đợt tăng mạnh, chỉ dao động từ 70-75 USD/thùng, tình hình sản xuất hàng hóa, nhất là hàng nông sản thực phẩm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu có chiều hướng tốt theo dự báo. Cùng với đó là nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp do có độ trễ nên từ quý 3/2023 mới bắt đầu phát huy tác dụng, giúp cải thiện chi phí của doanh nghiệp. Một số chi phí khác như giáo dục, y tế, nước sạch tuy có thể tăng nhưng ở mức độ hợp lý… Ngoài ra, mặt bằng lãi suất còn dư địa giảm tiếp, nhất là khi ngành ngân hàng đang phải nỗ lực để kích cầu tín dụng.

Trước bối cảnh như trên, đại diện Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ sẽ tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và thực hiện tốt công tác tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cũng phải chủ động phối hợp theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là những mặt hàng thiết yếu; tổ chức triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; tiếp tục triển khai xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giá (sửa đổi)…

Tại buổi họp báo thường kỳ quý 2/2023 của Bộ Tài chính vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi còn nhấn mạnh tới giải pháp quan trọng cần làm tốt là truyền thông để giải quyết vấn đề tâm lý của người tiêu dùng trước các thời điểm tăng lương, tăng giá, nhằm ổn định tâm lý, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong: Đề phòng lạm phát tiềm ẩn

Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phát tín hiệu về việc giảm bớt động thái thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng lạm phát cơ bản, lạm phát tiềm ẩn cũng như mặt bằng lãi suất của FED và các ngân hàng trung ương thế giới vẫn ở mức cao. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến Việt Nam nên cần theo dõi và có giải pháp ứng phó. Tuy nhiên, hiện ở trong nước, mặt bằng lãi suất giảm trong sự phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần kiểm soát lạm phát, sự ổn định và tăng trưởng lành mạnh thị trường tài chính - tiền tệ.

TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương: Sử dụng hiệu quả các công cụ điều tiết giá

Tại Việt Nam, từ năm 2015 đến nay, lạm phát liên tục duy trì ở mức thấp dưới 4%. Trong 6 tháng đầu năm 2023, nhiều yếu tố giúp chỉ số này tiếp tục được kiểm soát. Cụ thể là các chỉ số kinh tế vĩ mô như tỷ giá, cán cân thương mại… được duy trì ổn định, cung hàng hóa dồi dào, giá cả nhiều sản phẩm đầu vào giảm như điện, than, xăng dầu… Nên trong 6 tháng cuối năm, những yếu tố này được duy trì sẽ tạo dư địa kiềm chế lạm phát, hơn nữa, việc giảm thuế GTGT 2% cũng giúp giảm giá hàng hóa.

Để kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm, các bộ, ngành, địa phương cần cập nhật sát diễn biến thế giới để ứng phó kịp thời, hiệu quả; cần điều chỉnh vào thời điểm hợp lý các mặt hàng nhà nước định giá. Cùng với đó là phải chuẩn bị nguồn hàng dự trữ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tránh tình trạng khan hiếm đẩy giá tăng đột biến; sử dụng hiệu quả các công cụ điều tiết giá bình ổn thị trường…

haiquanonline.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử