Phiên họp thứ 37 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:

Không quy định mở rộng đối tượng kiểm toán nhưng có xét đến những trường hợp đặc biệt

Ngày 13/9, cho ý kiến về các nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN), tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tán thành nhiều nội dung chỉnh lý của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, trong đó, thống nhất không mở rộng đối tượng kiểm toán và làm rõ hơn quy định về “cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán”.

Có thể mở rộng đối tượng nếu xuất hiện những đối tượng, hoạt động cần phải kiểm toán

Trình bày báo cáo một số nội dung lớn giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TC-NS) - ông Nguyễn Đức Hải - cho biết, sau Kỳ họp thứ 7, trên cơ sở các ý kiến thảo luận của Đại biểu Quốc hội về dự án luật này, Ủy ban TC-NS đã chủ trì, phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật và đã báo cáo KTNN một số nội dung còn ý kiến khác nhau tại Phiên họp thứ 36. Căn cứ ý kiến kết luận của KTNN, Thường trực Ủy ban TC-NS đã chủ trì, phối hợp với KTNN để giải trình, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật.

khong quy dinh mo rong doi tuong kiem toan nhung co xet den nhung truong hop dac biet
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại phiên họp

Đi vào các nội dung cụ thể, ông Nguyễn Đức Hải cho biết, trước hết về quy định “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán”, có ý kiến cho rằng, quy định như dự thảo Luật là mở rộng đối tượng kiểm toán, trái với Luật KTNN và Hiến pháp. Cũng có ý kiến khác cho rằng, đối tượng kiểm toán theo dự thảo Luật là rất rộng, cần thu hẹp lại. Trong khi đó, có ý kiến đề nghị làm rõ thế nào là “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán”; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

“Qua quá trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, Thường trực Ủy ban TC-NS thấy rằng, khái niệm “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” vẫn chưa rõ, dẫn đến cách hiểu khác nhau, khi áp dụng dễ dẫn đến mở rộng đối tượng kiểm toán” – ông Hải nói và cho biết, đã bỏ điểm 1, điểm 2a khoản 10 Điều 1 trong dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, đồng thời, bổ sung vào phần giải thích thuật ngữ để làm rõ khái niệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm toán viên xác định trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán là có dấu hiệu vi phạm liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.

Tán thành với việc bổ sung nội dung này, ông Hồ Đức Phớc - Tổng KTNN - phân tích, luật hiện hành chưa có giải thích về “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” do đó việc bổ sung nội dung này là cần thiết. Tuy vậy, ông Phớc vẫn băn khoăn, nếu giải thích theo hướng “các cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm toán viên xác định trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán là có dấu hiệu vi phạm” trong bối cảnh KTNN chưa được tiếp cận hồ sơ, đối chiếu kiểm tra thì không có cơ sở xác định “dấu hiệu vi phạm”. Hơn nữa, theo quy định hiện hành nếu xác định được dấu hiệu vi phạm thì phải chuyển cho cơ quan điều tra để điều tra, truy tố.

Trong khi đó, Hiến pháp 2013 quy định, “chỗ nào có sử dụng tài chính công tài sản công thì cần được kiểm tra và đơn vị sử dụng tài chính công tài sản công liên quan đến đơn vị đang được kiểm toán thì KTNN được kiểm tra theo thẩm quyền” – ông Phớc nói và cho rằng, nếu quy định có thêm điều kiện “có dấu hiệu vi phạm” thì KTNN sẽ không thể thực hiện kiểm tra đối với các dự án BT, BOT, kiểm tra việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do tổ chức ngoài nhà nước thực hiện... Do đó, Tổng KTNN đề nghị được giải thích lại nội dung này theo hướng đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan là những đơn vị đang sử dụng tài chính công, tài sản công và có liên quan trực tiếp đến đơn vị đang được kiểm toán.

Cho ý kiến về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định, UBTVQH không mở rộng phạm vi đối tượng kiểm toán. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm toán có thể xuất hiện những đối tượng, hoạt động cần phải kiểm toán để làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến đối tượng đang được kiểm toán. Khi đó cơ quan kiểm toán có thể mở rộng hoạt động kiểm toán. Đồng thời cần phải làm rõ mở rộng như thế nào và nếu là trường hợp kiểm toán toàn diện thì phải bổ sung vào kế hoạch kiểm toán.

Bổ sung quy định về giải quyết khiếu nại, khởi kiện

Theo Chủ nhiệm Ủy ban TC-NS, khi thảo luận về dự án Luật KTNN trong Kỳ họp thứ 7, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, Luật hiện hành đã có quy định về giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán, song chưa thực sự đầy đủ, đặc biệt là chưa bảo đảm quyền khởi kiện ra tòa khi đơn vị được kiểm toán không đồng ý với đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị trong báo cáo kiểm toán. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cũng chưa có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với kết luận, kiến nghị Kiểm toán Nhà nước.

Trên cơ sở ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, Ủy ban TC-NS đã tiếp thu và chỉnh lý theo hướng dự thảo Luật quy định rõ đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán được quyền khiếu nại với Tổng KTNN về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán. Đơn vị được kiểm toán được quyền khiếu nại với Tổng KTNN về các đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán có quyền khiếu nại với Tổng KTNN về kết luận, kiến nghị trong Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Đồng thời, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục, thời gian khiếu nại và giải quyết khiếu nại, quy định hết thời hạn giải quyết khiếu nại, Tổng KTNN phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động Kiểm toán Nhà nước. Quy định rõ nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng KTNN thì đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán có quyền khởi kiện ra tòa.

Về quyền truy cập dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ sở dữ liệu quốc gia, UBTVQH nhất trí với quy định, trưởng đoàn kiểm toán có quyền truy cập và có thể ủy quyền bằng văn bản cho thành viên đoàn kiểm toán truy cập dữ liệu của đơn vị được kiểm toán.
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được xây dựng ở đâu?

Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được xây dựng ở đâu?

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kết nối các tuyến cao tốc để tới Tây Nguyên nhanh nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kết nối các tuyến cao tốc để tới Tây Nguyên nhanh nhất

Thủ tướng biểu dương tinh thần trách nhiệm của Bộ Công Thương trong bảo đảm cung ứng điện dịp cao điểm

Thủ tướng biểu dương tinh thần trách nhiệm của Bộ Công Thương trong bảo đảm cung ứng điện dịp cao điểm

Thủ tướng biểu dương Bộ Công Thương bảo đảm tiến độ Dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Thủ tướng biểu dương Bộ Công Thương bảo đảm tiến độ Dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Bộ Chính trị lưu ý vị trí đặt sân bay thứ hai ở Hà Nội

Bộ Chính trị lưu ý vị trí đặt sân bay thứ hai ở Hà Nội

Các nước hỗ trợ thẳng tiền mặt cho dân, chúng ta lại tiếp cận qua chính sách

Các nước hỗ trợ thẳng tiền mặt cho dân, chúng ta lại tiếp cận qua chính sách

Bộ Chính trị Kết luận về Quy hoạch Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Chính trị Kết luận về Quy hoạch Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân thấp

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân thấp

ĐBQH nhất trí cao điều chỉnh chủ trương đầu tư CTMTQG vùng dân tộc thiểu số và miền núi

ĐBQH nhất trí cao điều chỉnh chủ trương đầu tư CTMTQG vùng dân tộc thiểu số và miền núi

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Ban hành chính sách phải khả thi và đặt mình dưới góc độ người dân, doanh nghiệp

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Ban hành chính sách phải khả thi và đặt mình dưới góc độ người dân, doanh nghiệp

Phó Thủ tướng: Phải dành nhiều cơ chế đặc thù, nguồn lực cho vùng lõi nghèo của cả nước

Phó Thủ tướng: Phải dành nhiều cơ chế đặc thù, nguồn lực cho vùng lõi nghèo của cả nước

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm đạt tỷ lệ giải ngân thấp

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm đạt tỷ lệ giải ngân thấp

Từ vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội: Cần quy định chặt hơn loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Từ vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội: Cần quy định chặt hơn loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương rất nỗ lực trong điều hành, được Nhân dân đánh giá cao

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương rất nỗ lực trong điều hành, được Nhân dân đánh giá cao

Quốc hội gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân trong vụ cháy tại phường Trung Hòa

Quốc hội gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân trong vụ cháy tại phường Trung Hòa

Việt Nam kiên quyết phản đối hành động vi phạm chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa

Việt Nam kiên quyết phản đối hành động vi phạm chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa

Việt Nam không đồng tình với ý kiến bình luận trên mạng xã hội về lãnh đạo Campuchia

Việt Nam không đồng tình với ý kiến bình luận trên mạng xã hội về lãnh đạo Campuchia

Từ câu chuyện suất ăn bán trú, ĐBQH đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo gỡ vướng chính sách

Từ câu chuyện suất ăn bán trú, ĐBQH đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo gỡ vướng chính sách

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Dôi dư 21.700 người sau sáp nhập huyện, xã

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Dôi dư 21.700 người sau sáp nhập huyện, xã

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu 6 giải pháp ngăn chặn lừa đảo trực tuyến

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu 6 giải pháp ngăn chặn lừa đảo trực tuyến

Xem thêm