Không nên “bán lúa non” thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, bài bản, đòi hỏi cái nhìn mang tính chiến lược của đội ngũ lãnh đạo.

CôngThương - “Bán lúa non” thương hiệu

Trật tự kinh tế thế giới đang thay đổi, khi Hoa Kỳ và châu Âu đang suy thoái, châu Á trở thành thị trường hấp dẫn nhất trên hành tinh. “Lục địa này là nơi sản xuất ra hơn 70% sản phẩm của thế giới nhưng các doanh nghiệp ở đây lại chỉ hưởng 30% lượt  tiền thu về. Làm thế nào để đảo ngược tình thế này?

Thông tin trên được ông Lawrence Chong- CEO Consulus, một công ty chuyên về tư vấn xây dựng thương hiệu đến từ Singapore, đặt ra tại hội nghị “Hình thành thế giới 2012- Xây dựng thương hiệu Việt Nam phát triển toàn cầu bắt đầu từ bên trong” (ngày 16/8/2012), khiến cho nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam cần phải suy nghĩ.

Theo vị chuyên gia quốc tế về thương hiệu này, doanh nhân Việt còn thiếu nhiều kỹ năng về xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp Việt thì chưa biết cách xây dựng mô hình kinh doanh hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Hoạt động mua bán, sát nhập và nhượng quyền thương mại tại Việt Nam thời gian qua diễn ra tương đối sôi động. Đã có những doanh nhân sau khi xây dựng được thương hiệu cho một sản phẩm, hay chuỗi cửa hàng đã nhanh chóng bán lại cho nhiều công ty, tập đoàn quốc tế. Theo quan điểm của ông Lawrence Chong, một số trường hợp, doanh nghiệp Việt đã quá vội vàng.

Tại Singapore, thị trường đồ thủ công mỹ nghệ đang gần như hoàn toàn chiếm lĩnh bởi một thương hiệu mang tên Việt Nam nhưng lại do Singapore sở hữu. Với thương hiệu ấy, công ty sở hữu thương hiệu thu được doanh số tại Singapore cao gấp nhiều lần tại Việt Nam.

Hay câu chuyện về thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan của Công ty hoá mỹ phẩm Sơn Hải do ông Trịnh Thành Nhơn gây dựng đã trở nên nổi tiếng khắp cả nước và được nhiều người tiêu dùng sử dụng vào đầu những năm 1990. Nhưng chỉ 8 năm sau, cái tên Dạ Lan đã hoàn toàn biến mất thay vào đó là thương hiệu Colgate.

Từ minh chứng thực tế ấy, vị chuyên gia người Singapore cho rằng, nếu doanh nghiệp Việt Nam khi đã có một thương hiệu mạnh, nên tự nghiên cứu và áp dụng các chiến lược và mô hình kinh doanh quốc tế, để gìn giữ, phát triển thương hiệu lên tầm cao mới và nâng cao lợi nhuận thay vì bán “lúa non”, làm giàu cho các công ty giỏi về M&A.

Nâng cao giá trị thương hiệu từ bên trong

“Có một điều căn bản mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải hiểu. Đó là việc xây dựng thương hiệu chỉ thành công thực sự khi bắt đầu từ bên trong”- ông Lawrence Chong khẳng định. Không đơn thuần là tham gia các chương trình quảng cáo truyền thông rầm rộ mà người lãnh đạo nên tìm hiểu cách làm thế nào để tiến lên trong chuỗi giá trị và hưởng tỉ suất lợi nhuận cao hơn, bắt đầu từ mô hình kinh doanh tới sáng tạo thiết kế.

"Để phát triển và nhân rộng mô hình kinh doanh và xây dựng thương hiệu, các công ty thường sẽ phải đi tìm kiếm các nhà đầu tư. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt lại gặp rất nhiều khó khăn để thu hút vốn. Trong đó, nhiều nhà đầu tư quốc tế ngần ngại đầu tư vào Việt Nam do công ty Việt còn yếu về năng lực quản lý. Nếu muốn thu hút được, doanh nghiệp Việt Nam cần tự xây dựng được đội ngũ nhân lực cấp cao và lòng tin về năng lực quản lý trước các nhà đầu tư"- bà Helena Phạm- Giám đốc cấp cao của Consulus chia sẻ.

Cũng về vấn đề này, theo ông Lawrence Chong, doanh nghiệp Việt thường thay vì xây dựng mô hình kinh doanh tốt để thu hút vốn từ các nhà đầu tư lại đi tìm kiếm lợi nhuận qua các đợt sóng bất động sản. Như cách ví von của ông, điều này chỉ khiến doanh nghiệp “béo phì” chứ không lớn mạnh, mà béo phì sẽ chậm chạp và ngại thay đổi, khó thích nghi thời cuộc.

Để doanh nghiệp “khỏe” từ bên trong, doanh nghiệp Việt phải xây dựng được một hệ thống nội bộ tốt nhằm tạo ra văn hóa doanh nghiệp. Chỉ như vậy, “họ mới đạt được sự phát triển bền vững trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng như hiện nay”- bà Mai Trang Thanh, Chủ tịch đại diện Tập đoàn Honeywell Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm

Theo bà Helena Phạm, trước hết, nhân viên trong công ty cần phải được đồng hành với chiến lược, mục tiêu của doanh nghiệp thông qua các buổi đối thoại. Hơn nữa, thông qua nhiều công cụ về quản trị nhân sự, người đứng đầu doanh nghiệp nên vạch rõ con đường phát triển của từng cá nhân trong tổ chức. Qua đó, mỗi nhân viên- được coi là đối tác nội bộ, sẽ có được ý thức với doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác phát triển đội ngũ lãnh đạo kế tục cần được hoạch định dựa trên cơ sở giá trị cốt lõi nhằm thúc đẩy những hành vi lao động mà doanh nghiệp mong muốn.

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một quy trình dài và liên tục, không thể đốt cháy giai đoạn khi muốn xây dựng thương hiệu, mà quá trình đó cần được thực hiện bài bản, có hệ thống như ý kiến của bà Vũ Hạnh Nga- Tổng Giám đốc Công ty dịch vụ Đỉnh Cao Mới.

Nguyễn Phượng

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động